Phó Thủ tướng: Bộ Y tế cần đẩy mạnh lộ trình cho bệnh viện linh hoạt tự chủ tài chính
Bộ Y tế cần đẩy mạnh lộ trình cho phép các bệnh viện, nhất là nhóm bệnh viện tuyến cuối được linh hoạt trong tự chủ tài chính nhằm thay đổi bộ mặt bệnh viện và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ người dân.
Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi làm việc tại một số bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 11/10.
Báo cáo tại buổi làm việc, Bác sỹ Phan Văn Báu, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, dù chỉ có 1.600 giường kế hoạch nhưng thực tế số lượng bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện này luôn lên đến trên 2.000 người.
Cùng với 2.800 – 3.000 lượt khám bệnh mỗi ngày, trong đó tiếp nhận nhiều bệnh nhân nặng từ tuyến dưới lên là áp lực lớn đối với cán bộ, nhân viên nơi đây.
Mặc dù bệnh viện đã thực hiện cơ chế tự chủ chi thường xuyên, nguồn thu hoàn toàn từ Bảo hiểm y tế và dịch vụ, tuy nhiên, do giá dịch vụ y tế hiện vẫn chưa kết cấu đủ 7 yếu tố cấu thành, trong khi lương cơ sở liên tục tăng khiến bệnh viện gặp khó khăn trong hoạt động.
“Đau đầu nhất là làm sao phải cải cách tiền lương, đưa lương của cán bộ nhân viên tiệm cận với các bệnh viện tư nhân để tránh chảy máu chất xám, chưa kể đến những vướng mắc trong các việc kêu gọi đầu tư từ bên ngoài”, Bác sỹ Báu băn khoăn.
Đại diện Bệnh viện Nhân dân 115 kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế cho phép bệnh viện được thí điểm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhằm xây dựng bệnh viện hiện đại hơn, có điều kiện phát triển chuyên khoa sâu, xứng tầm quốc tế, tham gia vào cung cấp dịch vụ y tế quốc tế.
Cùng chung khó khăn tương tự Bệnh viện Nhân dân 115, Bác sỹ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị bệnh viện cần được tự chủ hoàn toàn để có thể tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại nhiều năm nay.
Báo cáo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, hiện Bộ Y tế đang xây dựng Nghị định chung về tự chủ tài chính cho các bệnh viện trên toàn quốc, về cơ bản đã hoàn thành nhưng vẫn đang triển khai lấy ý kiến thêm tại một số địa phương.
Bộ Y tế cũng đang thí điểm mô hình hoạt động tự chủ tài chính chi thường xuyên và chi đầu tư tại 4 bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ là: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K và Bệnh viện E.
Sau khi nghe ý kiến trình bày của Bộ Y tế và các bệnh viện, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, cơ chế tự chủ tài chính đối với các bệnh viện là rất cần thiết, tuy nhiên quá trình thực hiện còn rất chậm do chính sách chưa theo kịp thực tiễn.
Đồng ý với việc cần có một quy định chung cho các cơ sở y tế trong cả nước về tự chủ tài chính, tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng, các bệnh tuyến cuối cần có những cơ chế tự chủ riêng để phát triển chuyên sâu.
Việc hỗ trợ ngân sách chỉ nên dành cho các cơ sở y tế tuyến dưới, cho hệ thống y tế dự phòng, còn những cơ sở y tế nào có khả năng nên tạo điều kiện để các cơ sở tự chủ, điều này sẽ giúp cho việc phục vụ được người dân tốt hơn, mặt khác có thể nâng cao chất lượng chuyên môn xứng tầm quốc tế.
“Trong khi hàng năm người Việt chi hàng tỷ USD để đi nước ngoài chữa bệnh, tại sao chúng ta không giữ lại để điều trị trong nước? Tại sao chúng ta không nghĩ đến việc thu hút cả người bệnh nước ngoài đến Việt Nam để điều trị? Nếu các bệnh viện được tự chủ, chắc chắn sẽ tháo gỡ được vấn đề này”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Trước đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thăm, kiểm tra tình hình điều trị các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Tại đây, Phó Thủ tướng nhắc nhở lãnh đạo Bệnh viện, các y bác sỹ nỗ lực cứu chữa cho các bệnh nhi, tiến hành cách ly để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo địa phương, ngành Y tế tích cực tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng ngay từ khi chưa có dịch bệnh bùng phát rộng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh tra phát hiện nhiều sai phạm tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu
16:48' - 07/10/2018
Kết luận thanh tra về việc “Thanh tra công tác đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng tài chính, mua sắm công tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Lợi” cho thấy đơn vị này để xảy ra nhiều sai phạm.
-
Đời sống
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người khuyết tật và trẻ mồ côi
19:27' - 27/09/2018
Ngày 27/9, tại Đà Nẵng, 130 đại biểu đã tham dự Hội nghị Tuyên truyền, tư vấn, đối thoại chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp cho người khuyết tật.
-
Kinh tế & Xã hội
Bãi bỏ một số văn bản trong lĩnh vực y tế từ 20/9
18:47' - 08/08/2018
Thủ tướng ký quyết định bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.
-
Đời sống
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ thông tin về "trường hợp mất tim thai của sản phụ"
21:06' - 24/07/2018
Bộ Y tế đề nghị Bệnh viện Bưu điện khẩn trương họp hội đồng chuyên môn xem xét trách nhiệm của các cá nhân và tập thể liên quan, xử lý nghiêm nếu có sai phạm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: 2 máy bay cỡ nhỏ va chạm khi chuẩn bị hạ cánh
10:54'
Ngày 18/8, một số người có thể đã thiệt mạng khi 2 chiếc máy bay va chạm khi cùng chuẩn bị hạ cánh ở sân bay Watsonville, bang California, Mỹ.
-
Kinh tế & Xã hội
Khoảng 2,5 triệu em nhỏ được học an toàn giao thông của “Tôi yêu Việt Nam”
10:44'
Dự kiến, trong năm học 2022-2023 sẽ có khoảng 2,5 triệu em nhỏ của hơn 8.000 trường mầm non ở 43 tỉnh, thành phố trong cả nước được học và thực hành về an toàn giao thông của “Tôi yêu Việt Nam”.
-
Kinh tế & Xã hội
Facebook khóa tài khoản của nhóm bài vaccine có ảnh hưởng tại Mỹ
10:30'
Ngày 18/8, Meta - công ty sở hữu Facebook – đã xóa khỏi trang mạng xã hội này một trong những nhóm bài vaccine có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Mỹ vì phát tán thông tin sai lệch về đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàng nghìn người phải sơ tán vì phát hiện bom ở Berlin, Đức
09:55'
Trong khi thi công tại một công trình xây dựng thuộc quận Friedrichshain-Kreuzberg ở Berlin, các công nhân đã phát hiện trong lòng đất một quả bom còn sót lại từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc đứng thứ 22 trong OECD về mức độ tự do kinh tế
09:45'
Theo báo cáo của Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc (KITA), mức độ tự do kinh tế của Hàn Quốc chỉ xếp thứ 22 trong số 38 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
-
Kinh tế & Xã hội
Dự án Đại học Đà Nẵng kéo dài 25 năm, ảnh hưởng cuộc sống người dân
08:33'
Dự án Đại học Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt triển khai từ năm 1997 với tổng vốn đầu tư hơn 8.600 tỷ đồng, sau 25 năm, dự án mới chỉ triển khai được một phần thuộc thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan sẽ cấp “thị thực vàng” có giá trị 10 năm thu hút chuyên gia nước ngoài
08:18'
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đang chuẩn bị cho một chương trình thị thực mới có giá trị lên tới 10 năm thu hút thêm nhiều chuyên gia nước ngoài tới Thái Lan làm việc.
-
Kinh tế & Xã hội
Sức khoẻ tâm thần của nông dân Canada ngày càng yếu đi
06:50'
Theo kết khảo sát trên toàn quốc kéo dài 6 năm về nông dân, sức khỏe tâm thần của nông dân ngày càng xấu đi, trong đó 76% nông dân bị căng thẳng và khoảng 25% trong số này đã nghĩ đến việc tự tử.
-
Kinh tế & Xã hội
Bốn nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội có tên trong bảng xếp hạng thế giới
21:29' - 18/08/2022
Trang mạng research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học trên thế giới, đã công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học.