Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Bức tranh “sức khỏe” doanh nghiệp đã khá hơn rất nhiều
Sáng 31/1, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, nắm tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp năm 2017.
* Một đồng vốn bán ra thu về được 15,52 đồng
Báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho thấy, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm mạnh, cả nước hiện còn hơn 500 doanh nghiệp nhà nước, gồm 7 tập đoàn kinh tế, 57 tổng công ty nhà nước, 441 doanh nghiệp độc lập thuộc các bộ, ngành, địa phương.
Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ còn hiện diện tại 11 ngành, lĩnh vực (năm 2001 là 60 ngành, lĩnh vực), tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh.
Dự kiến đến năm 2020, cả nước chỉ còn khoảng 150 doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa hầu hết đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Theo Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nguyễn Hồng Long, năm 2017 có 69 doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong đó có các doanh nghiệp quy mô vốn nhà nước rất lớn, trên 1.000 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng năm 2017, giá trị vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định lại là 160.083 tỷ đồng, gấp 6,34 lần so với tổng giá trị phần vốn nhà nước cổ phần hóa năm 2016.
“Một đồng bán ra thu về được 15,52 đồng”, ông Nguyễn Hồng Long cho biết khi nói về tình hình thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, cả nước đã thoái được 8.915 tỷ đồng theo giá trị sổ sách, thu về 139.385 tỷ đồng; trong đó Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thoái 53,59% vốn, thu về gần 110.000 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk thoái 3,33% vốn, thu về 8.990 tỷ đồng.
Tổng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn phải nộp về ngân sách nhà nước năm 2017 đạt 144.577,44 tỷ đồng (gấp 2,41 lần so với chỉ tiêu Quốc hội giao), trong đó thu từ cổ phần hóa 5.192,44 tỷ đồng, thu từ thoái vốn 139.385 tỷ đồng.
Cũng theo ông Nguyễn Hồng Long, năm 2017, số doanh nghiệp thành lập mới cả nước đạt kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay với 126.859 doanh nghiệp, tăng 15,2% so với năm 2016.
Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động đến hết năm 2017 ước tính trên 561 ngàn doanh nghiệp.
Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi đạt 47,3%, trong đó, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có lãi chiếm 83,5%, doanh nghiệp FDI là 54,4% và thấp nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước, 47%.
*Vì lợi ích chung
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho rằng, so với trước đây, số doanh nghiệp làm ăn có lãi đã tăng lên nhiều.
Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp gấp tới 15,52 lần giá trị sổ sách là con số chưa từng có, trong đó riêng Sabeco gấp 32 lần, đạt lợi ích tối đa.
Nhấn mạnh cổ phần hóa phải gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán và phải công khai, minh bạch, thị trường sẽ định giá cổ phiếu, Phó Thủ tướng dẫn chứng về bài học của Sabeco, tổng giá trị của doanh nghiệp này khi cổ phần hóa chưa đầy 3 tỷ USD nhưng chỉ sau một năm lên sàn chứng khoán, thoái 53,59% vốn đã thu về gần 5 tỷ USD.
Nếu bán hết có thể thu được 10 tỷ USD. Đây là hình mẫu của sự minh bạch trong thoái vốn. Trước đây, một số doanh nghiệp nhà nước bán đi, bán lại không được là vì cổ phần hóa nhưng không niêm yết trên thị trường chứng khoán.
“Tất cả tiền bán vốn đều đưa vào ngân sách nhà nước phục vụ cho đầu tư phát triển, Chính phủ không được dùng riêng một đồng nào”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Phó Thủ tướng cho biết, tất cả doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa đều phải rà soát đến từng mét vuông đất. Đất đai phải kiểm soát chặt chẽ, công khai, minh bạch. Những doanh nghiệp có quy mô vốn nhà nước từ 1.800 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải kiểm toán trước khi tiến hành cổ phần hóa.
Những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ hơn, nếu thấy cần thiết, Chính phủ vẫn tiến hành kiểm toán thẩm định giá.
Ghi nhận những kết quả đạt được trong đổi mới, sắp xếp lại, cổ phần hóa doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, năng lực quản trị, thoái vốn, phát triển doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp FDI, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, những kết quả của doanh nghiệp năm 2017 là nền tảng để có tăng trưởng GDP tốt. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hoàn thành được là nhờ vào nền tảng này.
Theo Phó Thủ tướng, bức tranh “sức khỏe” doanh nghiệp đã khá hơn rất nhiều, con số này có sự tiến bộ khá vượt bậc, khi mà năm 2012 mới chỉ khoảng 30%, năm 2017 đã có 47,3% doanh nghiệp làm ăn có lãi.
Tuy nhiên, kết quả đạt được không đồng đều. Một số bộ, ngành còn chậm, chưa thực sự quyết liệt đối với danh mục doanh nghiệp thoái vốn, tâm lý một số nơi quá thận trọng, sợ sai, sợ phải giải trình.
Phó Thủ tướng đánh giá, việc cổ phần hóa đã gắn với niêm yết nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không chịu niêm yết, dù đã đủ điều kiện, đây là việc phải chấn chỉnh.
Số doanh nghiệp đang hoạt động còn xa so với mục tiêu đề ra đến năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp. Tính bình quân, mỗi năm phải thành lập mới 180.000 doanh nghiệp mới đạt được mục tiêu, trong khi chỉ tiêu năm 2018 mới là 135.000 doanh nghiệp.
“Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp báo công bố chỉ số phát triển doanh nghiệp để địa phương biết và phấn đấu”, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ.
Phó Thủ tướng cũng chỉ ra rằng còn thiếu 9/33 tập đoàn thiếu cán bộ chủ chốt, tình hình “sức khỏe” doanh nghiệp chưa đạt được kỳ vọng và chưa thể yên tâm, cho dù trong tổng số 47,3% doanh nghiệp làm ăn có lãi, doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 83,5% nhưng tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn và trên doanh thu còn thấp, tập trung chủ yếu vào một số doanh nghiệp lớn; quản trị còn yếu kém.
“Bài toán tiếp tục giảm chi phí cho doanh nghiệp chúng ta vẫn phải kiên trì, nỗ lực, kể cả chi phí tài chính, chi phí hoạt động” Phó Thủ tướng nói và yêu cầu năm 2018 phải có bứt phá mạnh mẽ về vấn đề này.
Nhấn mạnh đến nhiệm vụ năm 2018, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, về sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, cũng như nghị quyết của Quốc hội và Đề án mà Chính phủ đã phê duyệt.
Tích cực đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, thoái vốn theo kế hoạch đã được phê duyệt (bao gồm cả kế hoạch năm 2017 chuyển sang chưa làm xong); kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập phát sinh.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, năm 2018 là năm cao trào về cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong quý I/2018 sẽ có 4 “anh cả đỏ” lên sàn chứng khoán là Tập đoàn Cao su Việt Nam, Dầu Việt Nam; Điện lực Dầu khí, Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Đây là các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn nhất trong tổng số 69 tập đoàn, tổng công ty đã được cổ phần hóa năm 2017.
Kêu gọi các bộ, ngành vì lợi ích chung, Phó Thủ tướng cho rằng cổ phần hóa chỉ là phương tiện, cách thức. Đích cuối cùng là nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả đóng góp cho đất nước.
Phó Thủ tướng nêu rõ cần sớm thành lập và đưa vào hoạt động Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, khi chưa thành lập được Ủy ban, các bộ không được phép buông tay.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cơ cấu lại toàn diện doanh nghiệp nhà nước về tổ chức, chiến lược, quản trị, tài chính, công nghệ, sản phẩm, ngành nghề, nhân sự, tinh thần là tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy tổ chức.
Đồng thời, rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường và xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan.
Trước đề xuất của Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương Phạm Viết Thanh về việc khi cổ phần hóa cần những người hoạch định được tương lai tốt, có đủ năng lực và thời gian công tác dài hạn để họ thực thi có trách nhiệm, không nên tiếp tục kéo dài đối với những cán bộ đến tuổi về hưu hoặc không còn đủ nhiệm kỳ, không còn đủ năng lực, chờ cổ phần hóa xong mới bổ nhiệm người mới, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành rà soát lại quy hoạch đội ngũ cán bộ tại các doanh nghiệp cổ phần hóa./.
Xem thêm:
>>>Ngăn chặn các hành vi lợi dụng cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp để trục lợi
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc tại Bình Dương về cổ phần hóa DNNN
17:45' - 18/01/2018
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị Trung ương cho phép địa phương tiếp tục thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Tổng Công ty Becamex, Tổng Công ty Thanh Lễ.
-
Doanh nghiệp
Cổ phần hóa Vinafood 2: Minh bạch trước IPO
15:10' - 16/01/2018
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản chỉ đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) thực hiện các bước đúng trình tự theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
-
Chuyển động DN
Cổ phần hóa các GENCO theo kế hoạch
13:31' - 08/01/2018
Năm 2018, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung trong Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN giai đoạn 2017-2020 đã được Chính phủ phê quyệt.
-
DN cần biết
Cổ phần hóa: Mục tiêu là ngăn chặn thất thoát vốn Nhà nước
15:35' - 31/12/2017
Bước sang năm 2018, với nhiều quy định mới có hiệu lực, kỳ vọng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước sẽ khởi sắc và ngăn chặn thất thoát vốn Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Cổ phần hóa Công ty mẹ Tập đoàn Cao su: Tìm nhà đầu tư chiến lược trong nước
18:38' - 26/12/2017
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa phê duyệt Phương án cổ phần hóa, chuyển thành Công ty Cổ phần Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
15:49'
Chiều 9/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 14.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để khắc phục triệt để các bất cập, tồn tại thu phí ETC?
15:35'
Nhà cung cấp dịch vụ, đơn vị quản lý vận hành tuyến cao tốc duy trì trạng thái tập trung lực lượng ở cấp độ cao nhất trong vòng một tháng để giải quyết các bất cập, tồn tại thu phí không dừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải nói gì về cao tốc Bến Lức – Long Thành thi công kéo dài?
14:44'
Cử tri Long An kiến nghị đẩy nhanh tiến độ thi công đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, do thời gian thi công đã kéo dài nhiều năm gây lãng phí vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng nhà hát tại Hồ Tây: Đảm bảo tính pháp lý và kiến trúc
14:17'
Thành phố Hà Nội tổ chức thêm hội thảo để lắng nghe, tham vấn ý kiến chuyên gia và cộng đồng đầy đủ, thỏa đáng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải thuận lợi, minh bạch
13:06'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, phấn đấu đến cuối năm 2022, đầu năm 2023 sẽ có khoảng 3-5 triệu người dân sử dụng ứng dụng công dân số quốc gia (VneID), với tốc độ tăng ít nhất 5% mỗi tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội
11:49'
các bộ, ngành, địa phương cần chủ động nắm chắc tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn...
-
Kinh tế Việt Nam
Phản hồi kiến nghị của Bình Dương liên quan dự án đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh
11:03'
Bộ Giao thông Vận tải vừa trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Bình Dương liên quan tới những khó khăn khi triển khai dự án đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh đi qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng
07:38'
Ngày 8/8, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký ban hành Nghị định số 52/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấm dứt tình trạng dán 2 thẻ thu phí ETC trên cùng một xe
22:37' - 08/08/2022
Cả 2 nhà cung cấp dịch vụ VETC và VDTC đều có tình trạng dán thẻ, mở tài khoản cho phương tiện đã đăng ký mở tài khoản của bên còn lại.