Triển lãm Ánh sáng quốc tế Seasky được tổ chức tại Thác Niagara ở Ontario, Canada, từ ngày 18/11/2021 đến 27/2/2022, trưng bày hơn 30 tác phẩm nghệ thuật lung linh được thắp sáng bằng đèn LED dọc con đường dài 1,2km. Ảnh: THX/ TTXVN
Triển lãm Ánh sáng quốc tế Seasky được tổ chức tại Thác Niagara ở Ontario, Canada, từ ngày 18/11/2021 đến 27/2/2022, trưng bày hơn 30 tác phẩm nghệ thuật lung linh được thắp sáng bằng đèn LED dọc con đường dài 1,2km. Ảnh: THX/ TTXVN
Nếu Omicron được chứng minh là gây ra tác động ít nghiêm trọng như các báo cáo và nghiên cứu ban đầu cho thấy, biến thể này thực sự có thể giúp con người đạt được miễn dịch cộng đồng, tiến tới chấm dứt đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Omicron cho thấy mũi tiêm tăng cường là cần thiết. Trong ảnh: Hình ảnh từ kính hiển vi do Viện Y tế quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19 ở Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đã có 13 người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay trực thăng Mi-17V5 ở Ấn Độ ngày 8/12/2021, trong đó có hai vợ chồng Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ấn Độ, Tướng Bipin Rawat. Vụ tai nạn xảy ra ở khu vực Coonoor thuộc huyện Nilgiris, cách thành phố Chennai, thủ phủ của bang miền Nam Tamil Nadu, 538 km về phía Tây Nam. Vào lúc xảy ra tại nạn, máy bay chở 14 người gồm 5 thành viên phi hành đoàn và 9 hành khách. Ảnh: AFP/ TTXVN
Đã có 13 người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay trực thăng Mi-17V5 ở Ấn Độ ngày 8/12/2021, trong đó có hai vợ chồng Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ấn Độ, Tướng Bipin Rawat. Vụ tai nạn xảy ra ở khu vực Coonoor thuộc huyện Nilgiris, cách thành phố Chennai, thủ phủ của bang miền Nam Tamil Nadu, 538 km về phía Tây Nam. Vào lúc xảy ra tại nạn, máy bay chở 14 người gồm 5 thành viên phi hành đoàn và 9 hành khách. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 6/12/2021 tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái), khẳng định mối quan hệ Ấn Độ - Nga là một mô hình độc đáo và đáng tin cậy của tình hữu nghị giữa các quốc gia. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 6/12/2021 tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái), khẳng định mối quan hệ Ấn Độ - Nga là một mô hình độc đáo và đáng tin cậy của tình hữu nghị giữa các quốc gia. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 7/12/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden (trên màn hình) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tiến hành hội nghị thượng đỉnh theo hình thức trực tuyến. Hai Tổng thống nhất trí tham vấn về những vấn đề an ninh nhạy cảm, các vấn đề nóng cùng quan tâm, trong đó chủ đề nổi bật là tình hình Ukraine, cùng hàng loạt vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương, gồm việc hạn chế công tác của các nhà ngoại giao. Ảnh: AFP/ TTXVN
73 ngày sau cuộc bầu cử Quốc hội liên bang, nước Đức đã chọn ra một vị Thủ tướng mới, người sẽ chèo lái nền kinh tế lớn thứ tư thế giới và lớn nhất châu Âu trong ít nhất 4 năm tới. Ngày 8/12/2021, ông Olaf Scholz thuộc đảng Dân chủ xã hội (SPD) đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức. Thời khắc này đánh dấu kỷ nguyên mới của nước Đức chính thức bắt đầu. Trong ảnh: Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier (giữa) và tân Thủ tướng Olaf Scholz chụp ảnh với các thành viên nội các mới ở Berlin, Đức, ngày 8/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 7/12/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (trên màn hình) tiến hành hội nghị thượng đỉnh theo hình thức trực tuyến. Hai Tổng thống nhất trí tham vấn về những vấn đề an ninh nhạy cảm, các vấn đề nóng cùng quan tâm, trong đó chủ đề nổi bật là tình hình Ukraine, cùng hàng loạt vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương, gồm việc hạn chế công tác của các nhà ngoại giao. Ảnh: AFP/ TTXVN
73 ngày sau cuộc bầu cử Quốc hội liên bang, nước Đức đã chọn ra một vị Thủ tướng mới, người sẽ chèo lái nền kinh tế lớn thứ tư thế giới và lớn nhất châu Âu trong ít nhất 4 năm tới. Ngày 8/12/2021, ông Olaf Scholz thuộc đảng Dân chủ xã hội (SPD) đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức. Thời khắc này đánh dấu kỷ nguyên mới của nước Đức chính thức bắt đầu. Trong ảnh: Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier (phải) và tân Thủ tướng Olaf Scholz tại lễ bổ nhiệm các thành viên nội các mới ở Berlin, Đức, ngày 8/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
73 ngày sau cuộc bầu cử Quốc hội liên bang, nước Đức đã chọn ra một vị Thủ tướng mới, người sẽ chèo lái nền kinh tế lớn thứ tư thế giới và lớn nhất châu Âu trong ít nhất 4 năm tới. Ngày 8/12/2021, ông Olaf Scholz thuộc đảng Dân chủ xã hội (SPD) đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức. Thời khắc này đánh dấu kỷ nguyên mới của nước Đức chính thức bắt đầu. Trong ảnh: Ông Olaf Scholz (trái) tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức tại Berlin ngày 8/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN