Qatar sẽ đầu tư lớn để nâng sản lượng LNG lên 126 triệu tấn/năm
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Bloomberg, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar Saad Al-Kaabi ngày 17/2 cho biết nước này sẽ chi hàng tỷ USD nhằm mở rộng năng lực sản xuất khí đốt hóa lỏng (LNG) thêm 50%, lên mức 126 triệu tấn một năm. Đây là mức sản lượng mà nhiều quốc gia khác khó đạt được.
Qatar hiện đang là nhà cung cấp nhiên liệu siêu lạnh chính của thế giới, nhưng các dự án mới được phát hiện, đặc biệt là ở Australia và Mỹ đã đe dọa vị trí hàng đầu của nước này.
Bộ trưởng Al-Kaabi cho hay Qatar có thể sản xuất LNG ngay từ giai đoạn đầu của kế hoạch nâng cấp công suất, vì thế có thể cung cấp khí đốt giá rẻ kể cả khi giá dầu mỏ xuống dưới 20 USD/thùng. Ông nêu rõ: “Đây là mức giá cạnh tranh nhất trên thế giới”.
Giá dầu mỏ đã giảm mạnh trong năm 2020, nhưng đã tăng hơn 60% từ đầu tháng 11/2020 lên khoảng 64 USD/thùng do nhiều loại vaccine ngừa COVID-19 bắt đầu được bán thương mại, làm tăng khả năng phục hồi kinh tế kéo theo giá nhiên liệu tăng.
Hãng dầu khí nhà nước Qatar (QP) tuần trước đã đưa ra quyết định cuối cùng trong việc đầu tư vào Dự án Mỏ Đông Bắc. Đây là dự án đầu tiên trên thế giới được thông qua trong đầu năm 2021.
Bộ trưởng Al-Kaabi đồng thời là quan chức điều hành QP khẳng định, việc các nước khác thiếu nguồn cung mới sẽ có lợi cho Qatar. Ông nói: “Trong bối cảnh thiếu các dự án được khởi động trong thời gian tới, thì việc tăng cường công suất của chúng tôi là đúng lúc”.
Ông cũng không đồng tình với đánh giá của một số nhà phân tích rằng nhu cầu LNG và dầu mỏ sẽ giảm xuống. Các công ty năng lượng đang tìm cách sản xuất nhiều năng lượng tái tạo và họ vẫn cần khí đốt để bù đắp cho sự thiếu hụt năng lượng xanh.
Ông Al-Kaabi khẳng định: “Năng lượng tái tạo chắc chắn sẽ thành hiện thực... nhưng vẫn cần nhiều khí đốt để bù đắp. Khí đốt và năng lượng sạch vẫn cần phải đồng hành trong nhiều năm nữa cho đến khi chuyển đổi thành công”.
Qatar phát triển kinh tế dựa trên tài nguyên khí đốt, do đó phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu LNG của thế giới. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Qatar là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới, với thu nhập bình quân đầu người đạt 53.000 USD/năm.
Bộ trưởng Al-Kaabi cho biết Qatar đã lập các cơ sở chuyển LNG thành khí đốt tại Bỉ, Pháp và Vương quốc Anh. Nước này cũng đang tìm cách mua 70% thị phần cảng nhập khẩu LNG lớn nhất của Anh qua việc đầu tư nhiều hơn vào các dự án khí hóa lỏng ở đây./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Các ngân hàng Nhật Bản cấp khoản vay 330 triệu USD cho dự án điện Mặt Trời tại Qatar
08:00' - 14/08/2020
Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Ngân hàng Mizuho đã ký thỏa thuận cấp khoản cho vay 330 triệu USD để xây dựng nhà máy năng lượng Mặt Trời quy mô lớn đầu tiên tại Qatar.
-
Kinh tế Thế giới
Qatar thắng kiện Saudi Arabia tại WTO về quyền sở hữu trí tuệ
13:22' - 17/06/2020
WTO ngày 16/6 ra phán quyết nêu rõ chính quyền Riyadh đã không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của đài truyền hình beIN (Qatar).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga phóng vệ tinh đầu tiên giám sát khí hậu Bắc Cực
17:06'
Cơ quan cũ trụ liên bang Nga Roscosmos cho biết ngày 28/2, một tên lửa Soyuz đã đưa vệ tinh đầu tiên của Nga giám sát khí hậu của vùng Bắc Cực.
-
Kinh tế Thế giới
Vương quốc Anh sẽ thành lập Ngân hàng Cơ sở hạ tầng mới
14:31'
Bộ Tài chính Anh sẽ thành lập một Ngân hàng Cơ sở hạ tầng mới với nguồn vốn 12 tỷ bảng Anh (17 tỷ USD) và 10 tỷ bảng Anh (13,92 tỷ USD) bảo lãnh của chính phủ nhằm thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ hối thúc Thượng viện thông qua gói cứu trợ 1.900 tỷ USD
08:47'
Ngày 27/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hoan nghênh việc Hạ viện nước này thông qua gói cứu trợ dịch COVID-19 khổng lồ trị giá 1.900 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Lý do người Nhật ngày càng "nghèo đi"
06:30'
Ngay cả trước khi dịch bệnh này bùng phát thì Nhật Bản cũng đã là một trong những nước phát triển có mức độ sa sút kinh tế rõ rệt nhất trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức EU kêu gọi WB loại bỏ đầu tư cho dự án nhiên liệu hóa thạch
21:42' - 27/02/2021
Các quan chức châu Âu đã thúc giục ban lãnh đạo WB mở rộng chiến lược chống biến đổi khí hậu và loại trừ các khoản đầu tư vào các dự án liên quan đến dầu và than hóa thạch khắp thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Bài toán khó về quyền tự chủ của EU
17:33' - 27/02/2021
Một năm sau hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên diễn ra theo hình thức trực tuyến, các nhà lãnh đạo EU lại gặp nhau qua màn hình trong các ngày 25-26/2 để thảo luận về tình hình dịch bệnh COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil: Tỷ lệ thất nghiệp giảm nhưng vẫn cao kỷ lục trong năm 2020
17:30' - 27/02/2021
Theo Viện thống kê quốc gia Brazil - IBGE, tỷ lệ thất nghiệp trong quý IV/2020 giảm, nhưng mức trung bình 13,5% của năm 2020 vẫn là kỷ lục, khi dịch COVID-19 tác động mạnh đến kinh tế Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Gói cứu trợ 1.900 tỷ USD vượt "ải" Hạ viện Mỹ
16:13' - 27/02/2021
Chiều 27/2 (giờ Việt Nam), với tỷ lệ khá sít sao - 219 phiếu thuận và 212 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ dịch COVID-19 khổng lồ trị giá 1.900 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Kỳ vọng vào luồng gió mới từ WTO
14:29' - 27/02/2021
Bà Okonjo-Iweala chèo lái WTO trong bối cảnh vị thế của tổ chức thương mại đa phương này đang ngày càng suy yếu, đặc biệt dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.