Quan hệ cung-cầu trên thị trường bất động sản Trung Quốc thay đổi sâu sắc
Theo tạp chí Tuần san châu Á, thị trường bất động sản Trung Quốc nhìn chung vẫn không mấy lạc quan trong nửa đầu năm, quan hệ cung-cầu của thị trường bất động sản đã thay đổi, giá nhà sẽ tiếp tục đi xuống trong ngắn hạn.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng 5,5% trong nửa đầu năm. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất từ tháng 4-7/2023 thấp dưới ngưỡng 50 điểm, PMI ngành dịch vụ cũng liên tục suy giảm. Trong nửa đầu năm, đầu tư tài sản cố định cả nước (không bao gồm hộ gia đình nông thôn) và xuất khẩu hàng hóa lần lượt tăng 3,8% và 3,7% so với cùng kỳ, tác dụng thúc đẩy nền kinh tế của cả hai yếu tố này sụt giảm đáng kể so với trước đó.
Tình hình xuất khẩu ngoại thương cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI) lần lượt tăng 0,7% và giảm 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, nhu cầu trong nước suy yếu. Nếu tiếp tục phát triển theo xu hướng của quý II, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm sẽ gặp khó khăn, do đó thúc đẩy nhu cầu trong nước sẽ ngày càng quan trọng.
Nhà kinh tế học Keynes coi tiêu dùng là hàm số của thu nhập. Nếu không xét đến các nhân tố như khuynh hướng tiêu dùng cận biên suy giảm…, tiêu dùng thay đổi theo thu nhập. Giá nhà tăng, chủ đầu tư có được thu nhập tài sản thông qua việc bán nhà. Ngay cả khi không bán nhà, sự giàu có gia tăng cũng sẽ tăng cường mức độ sẵn sàng tiêu dùng và đầu tư của họ. Do đó hiệu ứng giàu có của thị trường bất động sản ảnh hưởng rất lớn đối với đầu tư và tiêu dùng.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc, diện tích bán nhà thương mại trong nửa đầu năm nay giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó diện tích bán nhà ở khu dân cư giảm 2,8%. Doanh số bán nhà ở thương mại tăng 1,1%, trong đó doanh số bán nhà ở khu dân cư tăng 3,7%. Giá nhà mới tăng nhẹ, giá nhà trên thị trường sơ cấp cao đã hỗ trợ giá nhà đã qua sử dụng. Ở một số thành phố, giá nhà cao đã cản trở giao dịch nhà ở đã qua sử dụng.
Theo thống kê của “lianjia.com”, số lượng treo biển bán nhà đã qua sử dụng ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến trong nửa đầu năm lần lượt tăng 48,2%, 36,7%, 35,8% và 30,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, số lượng giao dịch thành công nhà ở đã qua sử dụng lần lượt giảm 12,7%, 11,1%, 10,3% và tăng 0,8% so với cùng kỳ.
Nhiều chủ đầu tư nhỏ than thở “có giá không có thị trường”, ngay cả khi giá cả ổn định, nhưng nếu không giảm giá mạnh thì cũng không thể bán. Giá nhà ở các thành phố cấp 2,3,4 thấp, thu nhập của người dân cũng tương đối thấp, nhà mới nhìn chung ế ẩm, thị trường nhà ở đã qua sử dụng càng ảm đạm hơn. Các thành phố Trung Sơn, Giang Môn… ở khu vực Vịnh lớn đều có số lượng nhà trống lớn, giao dịch nhà ở đã qua sử dụng lác đác.
Diện tích sống bình quân đầu người của cư dân thành thị Trung Quốc năm 1978 là 3,6 m2, hiện nay tăng lên gần 40 m2. Khoảng 97% gia đình ở thành thị đã có nhà ở, bình quân mỗi hộ có 1,5 căn nhà, 40% gia đình ở thành thị có 2 căn nhà trở lên. Tháng 9/2016, chính phủ bắt đầu điều chỉnh thị trường bất động sản, giá bình quân giảm xuống đáng kể.Năm 2020, giá bình quân toàn quốc là 9.860 NDT (khoảng 1.360 USD)/m2), cuối năm 2022 giảm xuống còn 9.800 NDT/m2. Với mặt bằng giá nhà hiện nay, cung lớn hơn cầu cho thấy giá nhà cao. Thị trường bất động sản cũng tồn tại bong bóng, về lâu dài sẽ khiến cho nhiều người dân không thể thực hiện mong muốn cải thiện nơi ở. Tuy nhiên, nếu giá nhà lao dốc, trong ngắn hạn cũng sẽ tác động đến việc làm và tiêu dùng.
Giữa tháng Bảy, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) tuyên bố “quan hệ cung-cầu thị trường bất động sản đã có sự thay đổi sâu sắc”. Ngày 21/7, phiên họp thường kỳ của Quốc vụ viện nhấn mạnh cần cải tạo ổn định các làng đô thị trong các siêu đô thị.
Ngày 24/7, Bộ Chính trị tổ chức hội nghị bàn về thị trường bất động sản, nhấn mạnh cần thích ứng với tình hình mới về những thay đổi lớn trong quan hệ cung-cầu của thị trường bất động sản Trung Quốc, kịp thời điều chỉnh và tối ưu hóa chính sách bất động sản. Một lần nữa Bộ Chính trị đề xuất tích cực thúc đẩy cải tạo làng đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng lưỡng dụng “bình thường và khẩn cấp”; nhấn mạnh cần phát triển nhà ở cho thuê giá rẻ bằng nhiều kênh khác nhau.
Ngày 1/8, PBoC và Cục Quản lý ngoại hối quốc gia tổ chức Hội nghị công tác 6 tháng cuối năm, tuyên bố hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh. Hội nghị đã gia hạn thời gian cho vay bảo đảm bàn giao nhà, tài trợ vốn ổn định và có trật tự đối với thị trường bất động sản, tăng cường hỗ trợ tài chính đối với việc cho thuê nhà ở, cải tạo làng đô thị, xây dựng nhà ở giá rẻ. Đồng thời, hội nghị nhấn mạnh cần hoàn thiện hệ thống giám sát, đánh giá và phòng ngừa rủi ro tài chính, giữ vững giới hạn đỏ không để xảy ra rủi ro tài chính mang tính hệ thống. Các nhà quản lý cũng nhấn mạnh việc thực hiện chính sách tín dụng nhà ở khác biệt, hướng dẫn giảm lãi suất tín dụng nhà ở cá nhân và tỷ lệ khoản thanh toán đầu tiên, đáp ứng nhu cầu nhà ở.
Mấy tháng gần đây, Chính phủ Trung Quốc liên tục công bố các thông tin kích thích kinh tế. Trong đó, các nội dung cốt lõi bao gồm: Thứ nhất, thị trường bất động sản Trung Quốc đã chuyển từ tình trạng cầu lớn hơn cung sang cung lớn hơn cầu. Bất động sản vẫn là bộ phận hợp thành chủ yếu trong tài sản của gia đình, tuy nhiên kỷ nguyên mua nhà là biện pháp chủ yếu để tích lũy tài sản đã không còn. Đầu tư phát triển bất động sản của Trung Quốc trong nửa đầu năm cũng đã giảm 7,9%, trong khi nhu cầu lại giảm với tốc độ nhanh hơn.
Thứ hai, tài trợ vốn của ngân hàng đối với bất động sản hiện nay có hai mục tiêu quan trọng: Một là bảo đảm bàn giao nhà, hỗ trợ nhà phát triển giao nhà đúng hợp đồng, ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường bất động sản. Hai là cải tạo làng đô thị, phát triển nhà ở giá rẻ và nhà ở cho thuê giá rẻ. Mặc dù một số văn bản không đề cập về mặt hình thức, nhưng biện pháp cụ thể vẫn là để thực hiện “nhà để ở, không được đầu cơ”. Tuy nhiên, nếu không có đầu cơ, giá nhà cao cũng rất khó duy trì.
Thứ ba, tăng cường giám sát và quản lý rủi ro. Ngày 27/7, tập đoàn phát triển bất động sản Evergrande thông báo tổng nợ cuối năm 2022 đã vượt 2.400 tỷ NDT. Tính đến cuối năm 2022, Evergrande có hơn 100.000 nhân viên; nợ hợp đồng hơn 720 triệu NDT, liên quan đến hàng trăm nghìn căn hộ đã bán nhưng chưa giao nhà. Làm thế nào để xử lý một cách hợp lý và hợp pháp đối với các công ty bất động sản mất khả năng thanh toán, thanh khoản không đủ và thua lỗ "đầm đìa" như Evergrande là một phép thử đối với hệ thống ngân hàng và các chủ nợ khác của Trung Quốc.
Thứ tư, giảm lãi suất thế chấp và tỷ lệ thanh toán đợt đầu chủ yếu là để giúp những người mua nhà lần đầu và những người có nhu cầu cải thiện nhà ở. Nếu thu thập của người dân và giá nhà không thay đổi, giảm tỷ lệ thanh toán đợt đầu sẽ khiến cho bong bóng bất động sản lan sang tín dụng tài chính. Điều này mâu thuẫn với mục tiêu ngăn chặn xảy ra rủi ro tài chính mang tính hệ thống, không gian thao tác hạn chế. Nếu giá nhà không thay đổi trong thời gian dài và lương tăng lên, một số tòa nhà cũ sẽ bị phá bỏ, sức mua của người dân mới có thể hỗ trợ mức giá hiện tại vài năm sau đó.
Chính phủ liên tiếp đưa ra các biện pháp thuận lợi để ổn định giá bất động sản nhằm ổn định nền kinh tế, tuy nhiên nhìn chung giá bất động sản Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục suy giảm trong ngắn hạn, đặc biệt là trên thị trường nhà ở đã qua sử dụng./.
- Từ khóa :
- bất động sản
- Trung Quốc
Tin liên quan
-
Công nghệ
Trung Quốc triển khai loạt dự án công nghệ phát thải ít carbon
09:23' - 23/08/2023
Trung Quốc sẽ triển khai một loạt dự án thí điểm thúc đẩy các công nghệ tiên tiến phát thải ít carbon và thân thiện với môi trường, theo đó góp phần đáng kể vào mục tiêu trung hòa carbon.
-
Phân tích - Dự báo
Kích thích tiêu dùng - Giải pháp duy nhất để thúc đẩy kinh tế Trung Quốc?
06:30' - 23/08/2023
Trong nửa đầu năm nay, chi tiêu tiêu dùng đã đóng góp tới 77,2% cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc: Country Garden có thể bị loại khỏi chỉ số Hang Seng từ ngày 4/9
09:30' - 22/08/2023
Giá cổ phiếu của Country Garden đã giảm hơn 70% trong năm nay và chạm mức thấp kỷ lục sau khi công ty này lỡ hạn nhiều khoản thanh toán trái phiếu.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30'
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30'
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.