Quản lý đất công tại Thành phố Hồ Chí Minh - Bài 1: Các thương vụ “tai tiếng”
Là trung tâm kinh tế của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, trao đổi kinh tế thương mại. Hơn lúc nào hết, nhu cầu sử dụng nhà, đất luôn trong tình trạng “bức thiết” và “nóng bỏng”.
Vì thế, nguồn lực đất đai nói chung; trong đó có nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước dễ xảy ra vi phạm nếu không được quản lý và sử dụng chặt chẽ, theo đúng các quy định của pháp luật.
Bài 1: Các thương vụ “tai tiếng”
Đô thị hoá diễn ra chóng mặt đang là nguyên nhân lớn khiến giá đất và nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng nhanh trong thời gian qua.
Nhiều doanh nghiệp đang “lùng sục” các khu đất có vị trí đẹp, dễ sinh lời để đầu tư các dự án nhà ở, kinh doanh thương mại.
Trong quá trình đó, do quản lý lỏng lẻo, đã xảy ra một số vụ mua bán, chuyển nhượng đất công gây thất thoát ngân sách, tạo tâm lý hoang mang và bức xúc trong người dân.
Từ bán đất ngoại thành giá bèo...
Một sự việc xôn xao dư luận trong thời gian qua là việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (gọi tắt là Công ty Tân Thuận) là doanh nghiệp kinh tế của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh bán hơn 32ha đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai với giá "bèo bọt” 1,29 triệu đồng/m2, trong khi giá thị trường tại khu vực này thấp nhất cũng ở mức 15 triệu đồng/m2. Nếu như hợp đồng mua bán nói trên không được xử lý kịp thời thì ngân sách thành phố sẽ thất thu hàng nghìn tỷ đồng.
Trước sự vụ nghiêm trọng này, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã họp và đi đến thống nhất việc chuyển nhượng phần đất đã đền bù nói trên là không đúng thẩm quyền. Việc chuyển nhượng đất đã đền bù không qua đấu giá là trái với Nghị định 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Hiện hợp đồng chuyển nhượng 32ha đất nói trên đã được huỷ. Ban Thường vụ Thành ủy đã quyết định tạm đình chỉ chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận đối với ông Trần Công Thiện để kiểm điểm và xử lý trách nhiệm; đồng thời chỉ đạo thanh tra toàn diện công ty này, xử lý nghiêm trách nhiệm các cá nhân liên quan. Đáng lưu ý, ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đã chấp thuận việc chuyển nhượng đất đã đền bù của Công ty Tân Thuận cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai không đúng thẩm quyền, không đúng quy định của pháp luật; không báo cáo Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy trước khi quyết định; thiếu kiểm tra việc thực hiện các kết luận chỉ đạo của mình. Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu ông Tất Thành Cang kiểm điểm trách nhiệm trong vụ việc trên....đến bán rẻ “đất vàng” trung tâm
Vừa qua, Thanh tra Chính phủ có Kết luận thanh tra số 645/KL-TTCP về việc thực dự án khách sạn cao cấp, thương mại, dịch vụ, căn hộ cho thuê tại số 8 – 12 Lê Duẩn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Kết luận thanh tra này, khu đất nói trên có diện tích gần 5.000 m2 do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý Kinh doanh nhà thành phố quản lý, ký hợp đồng cho thuê nhà, đất đối với 4 đơn vị thuộc Bộ Công Thương gồm Công ty Cổ phần Hoá chất vật liệu điện thành phố, Công ty Cổ phần Kim khí thành phố, Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng Sài Gòn và Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu VITACO (gọi tắt là 4 công ty thuộc Bộ Công Thương). Thực hiện phương án sắp xếp các mặt bằng nhà, đất theo Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, UBND thành phố có chủ trương sử dụng khu đất số 8 – 12 Lê Duẩn để xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao và có một phần trung tâm thương mại, giao Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý Kinh doanh nhà thành phố thu hồi, quản lý mặt bằng. Để thực hiện dự án này, theo đề nghị của Bộ Công Thương, UBND thành phố đồng ý phương án thành lập công ty cổ phần với tỷ lệ góp vốn như sau: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý Kinh doanh nhà thành phố góp vốn 50%, 50% còn lại chia đều cho 4 đơn vị thuộc Bộ Công Thương (mỗi đơn vị góp 12,5%). Trong quá trình đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa Tháng Năm có văn bản gửi Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý Kinh doanh nhà thành phố đề nghị được hợp tác đầu tư.Nội dung đề nghị này sau đó được trình lên và được UBND thành phố chấp thuận góp vốn tới tỷ lệ 30% trong khi không thẩm định năng lực tài chính của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa Tháng Năm.
Cùng thời điểm kể trên, 4 đơn vị thuộc Bộ Công Thương ký thoả thuận với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Kinh Đô nay là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kido để chuyển nhượng 100% quyền đầu tư của 4 công ty này với giá 200 tỷ đồng.Đến đây chỉ còn 3 công ty cùng tham gia dự án là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý kinh doanh nhà thành phố, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Kido và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa Tháng Năm.
Sau đó 3 công ty này là cổ đông thành lập nên Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue để thực hiện dự án số 8-12 Lê Duẩn dưới tên gọi thương mại là Lavenue Crown.
Đến tháng 6/2011, UBND thành phố chấp thuận cho Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue sử dụng gần 5.000m2 tại số 8-12 Lê Duẩn để làm dự án khách sạn 5 sao. Sau đó UBND thành phố duyệt giá trị quyền sử dụng đất và giá trị công trình xây dựng trên đất tại đây với gần 650 tỷ đồng. Theo Thanh tra Chính phủ, khu đất số 8-12 đường Lê Duẩn, quận 1 có lợi thế đặc biệt thương mại do 3 mặt tiền giáp các tuyến đường trung tâm quận 1 là Hài Bà Trưng, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Chiêm, giá đất từ 400 triệu đồng/m2 nên nếu đấu giá thành công sẽ thu về ngân sách hơn 2.000 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, thực hiện dự án khách sạn 5 sao tại số 8-12 Lê Duẩn, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã không thực hiện đấu giá, không thẩm định năng lực tài chính của các công ty tham gia.Việc giao dự án cho doanh nghiệp không đủ năng lực, đồng thời cho doanh nghiệp tham gia nhằm dịch chuyển hai tài sản có vị trí trung tâm đang thuộc quyền quản lý, sử dụng của Nhà nước sang cho tư nhân với giá rẻ là không đúng quy định.
Mặt khác, việc cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa Tháng Năm được tham gia dự án mà không quá đấu thầu, việc chuyển tỷ lệ góp vốn tham gia từ 50% của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý kinh doanh nhà thành phố xuống còn 20% để Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa Tháng Năm tham gia là trái pháp luật.
Trong khi quy hoạch tỷ lệ 1/2000 về cải tạo chỉnh trang khu trung tâm hiện hữu thành phố chỉ cho phép chiều cao tối đa công trình là 20 tầng nhưng sau đó thành phố đã điều chỉnh lên 36 tầng.Việc điều chỉnh quy hoạch kiến trúc xây dựng của UBND thành phố không phù hợp với Luật Quy hoạch đô thị. Cùng với đó, UBND thành phố giao đất và cho thuê đất không đúng đối tượng, không xin ý kiến Thường trực UBND và báo cáo HĐND thành phố.
Hệ quả là giảm nguồn thu cho ngân sách, vụ việc có dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của Nhà nước. Để xảy ra sai phạm này liên quan đến lãnh đạo UBND thành phố nhiệm kỳ 2011-2015, đặc biệt là trách nhiệm của ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố vào thời điểm, người đã ký nhiều, ký nhanh các văn bản chấp thuận cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa Tháng Năm tham gia dự án. Hiện nay dự án đã được đầu tư hơn 700 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và đang được sử dụng làm bãi giữ xe ô tô.Thanh tra Chính phủ đã đề nghị UBND thành phố thu hồi toàn bộ khu đất 8-12 đường Lê Duẩn để thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định nhằm giữ kỷ cương pháp luật và tăng ngân sách nhà nước nhưng đồng thời tính đến phương án đảm bảo quyền và lợi ích của chủ đầu tư.
Bài 2: “Chảy máu” đất công
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm - Bài 3: “Bất tuân” quy hoạch?
19:47' - 09/05/2018
Có hay không sự lạm quyền khi Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm có sự điều chỉnh không rõ ràngràng về mặt pháp lý?
-
Kinh tế & Xã hội
Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm - Bài 2: Những góc khuất cần làm rõ
19:10' - 09/05/2018
Người dân đã gặp nhiều khó khăn khi quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm liên tục bị điều chỉnh với hàng loạt văn bản hành chính được ban hành.
-
Kinh tế & Xã hội
Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm - Bài 1: "Rừng" văn bản pháp lý
18:57' - 09/05/2018
Trong quá trình triển khai dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhiều vấn đề đã phát sinh, nhất là những vấn đề pháp lý, thậm chí trở thành “điểm nóng” không đáng có.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04'
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21'
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20'
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09'
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.