Quản lý về nợ công sẽ chỉ có một cơ quan đầu mối thống nhất
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, chiều 3/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi).
* Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 về tinh gọn bộ máy Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản tán thành với nhiều nội dung trong báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). Theo đó, các đại biểu đồng tình với quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công. Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính. Việc phân công quyền hạn, trách nhiệm của những cơ quan quản lý, sử dụng nợ công là rất quan trọng để quản lý chặt chẽ, hiệu quả về nợ công, khắc phục tình trạng ba cơ quan cùng tham gia vay nợ nước ngoài dẫn đến thiếu sự gắn kết trong huy động, sử dụng, giải ngân vốn không sát với dự toán được giao, Quốc hội phải nhiều lần điều chỉnh dự toán, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay; phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, theo đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XII) về cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên nguyên tắc: Một việc chỉ giao cho một cơ quan, một người chủ trì chịu trách nhiệm chính; phù hợp với thông lệ quốc tế. Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) nêu rõ: Xét dưới góc độ thực tiễn, một trong những mục tiêu chủ yếu cơ bản khi sửa đổi Luật Quản lý nợ công là phải khắc phục những hạn chế bất cập trong công tác quản lý hiện nay. Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XII) đã quán triệt tinh thần tinh gọn bộ máy theo hướng một việc chỉ một cơ quan làm việc. Như vậy, xét dưới góc độ chủ trương, đường lối thì quan điểm của Đảng là rõ ràng đối với công tác quản lý nợ công. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quy trình quản lý nợ công là hết sức cần thiết, cần rà soát để có các quy định cho phù hợp, thống nhất trong hệ thống pháp luật, kể cả Luật Cán bộ, công chức.Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) khẳng định: Về chế độ trách nhiệm cá nhân cũng như việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công, phân cấp rõ ràng là những nguyên tắc chung nhất trong quản lý cán bộ công chức được quy định tại Luật Cán bộ, công chức. Ban soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét, rà soát việc quy định cho phù hợp, thống nhất trong hệ thống pháp luật kể cả Luật Cán bộ, công chức.
* Tăng cường phối hợp, phát huy hiệu quả trong quản lý nợ công Nhiều ý kiến nhận định, việc quy định trong dự án Luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Tài chính trong nhiệm vụ quản lý nhà nước về nợ công theo phân công của Chính phủ, là rất chung chung, dễ bị chồng chéo trong phân công nhiệm vụ.Các đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang), Trần Thị Hoa Ri (Bạc Liêu)... đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét quy định rõ hơn, cụ thể hơn trách nhiệm của các bộ, ngành, như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về nợ công: Đàm phán, thỏa thuận vay đối với các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức tín dụng quốc tế...
Theo đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang), thực tiễn cho thấy, cơ chế phối hợp là một trong những cơ chế hạn chế lớn của quản lý nhà nước hiện nay. Quy định của dự án Luật còn mập mờ, không rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nợ công và sẽ không tạo hành lang pháp lý cụ thể khi triển khai thực hiện cũng như trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi thực hiện quản lý nhà nước về nợ công.Đồng thời, dự án Luật chưa đính kèm các Nghị định, Thông tư cụ thể về phân công của Chính phủ nhằm khắc phục những tồn tại và thể hiện rõ cơ chế phối hợp như thế nào để tránh chồng chéo, cắt khúc nhằm phát huy hiệu quả trong quản lý nợ công.
Cần quan tâm trách nhiệm tổng thể của nợ công bao gồm cả nợ trong nước, nợ nước ngoài và tiến độ trả nợ... Để dự án Luật mang tính chặt chẽ, hiệu quả khi triển khai thực hiện, ban soạn thảo cần bổ sung nguyên tắc phối hợp, bao gồm quy định trách nhiệm phối hợp, cách phối hợp, trách nhiệm, quyền của người chủ đầu mối quản lý cũng như trách nhiệm của cơ quan phối hợp để quy định rõ cơ chế phối hợp và cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp nhằm tạo hành lang pháp lý cũng như quy định rõ trách nhiệm tổ chức cá nhân khi triển khai thực hiện - đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết nhấn mạnh. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu kiến nghị việc phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan cần giải quyết tốt việc thống nhất đầu mối, không phân chia và gắn trách nhiệm đi vay, sử dụng vốn với trách nhiệm và khả năng trả nợ; bổ sung các Nghị định, thông tư phân công trách nhiệm, thể hiện rõ cơ chế phối hợp của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về nợ công, trình Quốc hội xem xét hoặc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến trước khi thực hiện./.>> Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thống nhất đầu mối về quản lý nợ công
Tin liên quan
-
Tài chính
Nhiều công cụ quản lý nợ công
16:44' - 25/07/2017
Để kiểm soát được nợ công ở mức 65% GDP cần phối hợp xây dựng ngay kịch bản kiểm soát từng khoản nợ phát sinh vào trong nợ công vì thực tế còn nhiều khoản nợ phát sinh ngay trong quá trình điều hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công
05:31' - 05/07/2017
Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công.
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình hành động cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công
22:23' - 19/06/2017
Theo đó, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết đến năm 2020, bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giữ vững an ninh tài chính quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đối tác chiến lược Việt Nam-Tây Ban Nha ngày càng thực chất và toàn diện
09:59'
Đại sứ Việt Nam tại Tây Ban Nha đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha và những điểm nhấn trong quan hệ Việt Nam – Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị Chính phủ với địa phương
09:42'
Sáng 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
GDP quý I cả nước đạt 6,93%
09:31'
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2025, sáng 6/4, tại Hà Nội, Cục trưởng Cục Thống kê, Bộ Tài chính cho biết GDP quý I/2025 tăng 6,93%.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
08:27'
BNEWS xin giới thiệu các sự kiện kinh tế nổi bật tuần qua như: hoàn hơn 580 tỷ đồng thuế VAT cho Samsung, vụ kẹo rau củ Kera, người nộp thuế đã có thể hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động...
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Quebec của Canada coi Việt Nam là điểm đến chiến lược quan trọng
07:36'
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang, tỉnh bang Quebec của Canada đang tích cực tìm kiếm các đối tác tin cậy, trong đó Việt Nam được xem là một điểm đến chiến lược quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ quan chức năng tìm người bị hại trong vụ kẹo rau củ Kera
17:58' - 05/04/2025
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thông báo cho các cá nhân, tổ chức mua 135.325 hộp kẹo Kera biết, liên hệ với Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng 3- C01) để được hướng dẫn giải quyết.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng lòng trong giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
17:47' - 05/04/2025
Dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước đang đạt những bước tiến lớn trong việc giải phóng mặt bằng để triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình mới
17:42' - 05/04/2025
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch Hội XNK Đồng Nai, dự báo tới đây thương mại thế giới sẽ có nhiều thay đổi, doanh nghiệp cần có chiến lược, phương án kinh doanh phù hợp với tình hình mới
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp dệt may và da giầy bình tĩnh ứng phó với thuế quan
16:21' - 05/04/2025
Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã cùng các doanh nghiệp tổ chức nhiều cuộc họp khẩn cấp với các bên liên quan để bàn phương án ứng phó.