Quảng Ninh dự kiến giải ngân đầu tư công đạt 95% sau điều chỉnh
Tính đến ngày 15/11, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh mới đạt 43,8% kế hoạch sau điều chỉnh, tương đương trên 5.300 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trung ương giải ngân đạt 52,6% kế hoạch, ngân sách tỉnh đạt 39,5% và ngân sách huyện đạt 45%.
Như vậy, trong 1,5 tháng còn lại của năm 2024, tỉnh phải giải ngân trên 6.800 tỷ đồng thì đến hết ngày 31/12 mới giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn sau điều chỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Văn Diện đánh giá, do các tháng cuối năm là thời điểm thời tiết thuận lợi, khô ráo, ít mưa do đó đây cũng là thời điểm đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm và khởi công toàn bộ các dự án trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, dự kiến đến hết năm 2024 tỉnh sẽ giải ngân đạt 95% kế hoạch sau điều chỉnh. Số vốn còn lại được kéo dài giải ngân sang năm 2025.
Để chủ động giải ngân vốn đầu tư công tốt, từ ngày 1/1/2024, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm sử dụng vốn ngân sách cấp tỉnh và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 do Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng, trong đó thực hiện cơ chế phân công, giao trách nhiệm rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm của từng thành viên tổ công tác, lấy kết quả thực hiện giải ngân đầu tư công là một căn cứ quan trọng trong xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2024.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Văn Diện, tỉnh đã ban hành trên 40 văn bản chỉ đạo, thông báo kết luận về xây dựng cơ bản và giải ngân vốn đầu tư công, trọng tâm là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc do nguyên nhân chủ quan trong tổ chức thi công xây dựng công trình.
Đến nay, các khó khăn, vướng mắc của các dự án mới cơ bản được xử lý, đặc biệt là những vướng mắc khó khăn được chỉ ra trong giai đoạn 2021 - 2023 như: vị trí đổ thải, tài sản công, chuyển mục đích sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, giao đất cho các dự án...
Từ nay đến hết năm 2024, ngoài việc tuyên truyền vận động tạo sự đồng thuận của nhân dân trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, tỉnh sẽ ưu tiên bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích có đủ điều kiện, không để tình trạng dự án chờ mặt bằng; thực hiện đồng bộ các thủ tục pháp lý liên quan khi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, giải quyết chính sách, bố trí tái định cư; theo đó, phương án quỹ đất tái định cư phải đảm bảo thực sự đáp ứng quyền, lợi ích hợp pháp và theo hướng có lợi cho người bị thu hồi đất phải di chuyển nơi ở.
Tính đến 15/11, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh mới đạt 43,8% được đánh giá là thấp hơn cùng kỳ cả về số tuyệt đối và tương đối. Tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách cấp tỉnh của các nhóm dự án hoàn thành, chuyển tiếp đều không đạt theo chỉ đạo của tỉnh; tỷ lệ giải ngân vốn chấm điểm, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn kéo dài không đạt kế hoạch đề ra.
Bên cạnh đó, tình trạng nguồn vật liệu san lấp, vị trí đổ thải vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục theo quy định; giải phóng mặt bằng, xử lý tài sản công các dự án còn chậm.
Việc lập kế hoạch, chuẩn bị dự án của các đơn vị, địa phương, chủ đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, chưa bám sát khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án. Việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện một số Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu có lúc, có nơi chưa kịp thời, còn lúng túng, bị động, thiếu quyết liệt, chưa nắm chắc tình hình; năng lực một bộ phận quản lý cấp dưới còn hạn chế, né tránh, sợ trách nhiệm.
Việc chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, ngoài các nguyên nhân khách quan như bị ảnh hưởng bởi thời tiết, bão số 3 (Yagi), phần lớn do sự chậm trễ trong giải phóng mặt bằng.
Điển hình như dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 279 đoạn km0+00 đến km8+600 có tổng diện tích giải phóng mặt bằng 75,3 ha của 15 tổ chức và 146 hộ dân, nhưng đến nay mới chỉ lập phương án được 1 tổ chức, còn lại chưa có phương án do vướng mắc liên quan đến chuyển mục đích sử dụng rừng, chậm phê duyệt đơn giá cây trồng và xác định nguồn gốc đất.
Tuyến đường từ nút giao Đầm Nhà Mạc đến Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong giai đoạn 1 có tổng diện tích giải phóng mặt bằng là 11,22 ha; trong đó, có 5,89 ha đất rừng tự nhiên, phần diện tích giải phóng mặt bằng chỉ có 1 tổ chức do Hợp tác xã Liên Vị quản lý.
Đến nay, vẫn chưa giải phóng mặt bằng bởi phần diện tích đất rừng tự nhiên đang hoàn thiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng, đang trình lên Văn phòng Chính phủ; phần diện tích còn lại thị xã Quảng Yên đang hoàn thiện thủ tục báo cáo UBND tỉnh thu hồi.
Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Bệnh viện đa khoa tỉnh và các cơ sở y tế - giáo dục chất lượng cao tại khu vực Nam Cầu Trắng trên địa bàn các phường Hồng Hà, Hà Tu ở thành phố Hạ Long cũng vướng mắc trong giải phóng mặt bằng do chưa xác định được giá trị tài sản để bồi thường.
Ngoài ra, việc chậm giải ngân còn liên quan đến khó khăn nguồn vật liệu san lấp, gia cố nền móng ảnh hưởng đến tiến độ các dự án giao thông trọng điểm. Việc thực hiện của các chủ đầu tư cấp tỉnh và UBND các địa phương còn nhiều bất cập; cùng mặt bằng pháp lý có chủ đầu tư, địa phương giải ngân tốt nhưng vẫn có chủ đầu tư, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp, cho thấy sự vào cuộc, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét.
Việc triển khai, phối hợp xử lý các khó khăn, vướng mắc giữa các chủ đầu tư với các sở, ngành, địa phương còn thiếu chặt chẽ, cùng với đó là tâm lý e ngại, sở trách nhiệm của một phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ.
Năm 2025, Quảng Ninh dự kiến bố trí gần 12.000 tỷ đồng vốn ngân sách cho các dự án; trong đó, ngân sách trung ương gần 558 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 8.926 tỷ đồng và ngân sách huyện gần 2.422 tỷ đồng.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Năm 2025, Quảng Ninh phấn đấu thu hút 20 triệu lượt khách du lịch
09:06' - 05/12/2024
Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh tập trung khôi phục, phát triển du lịch bền vững với mục tiêu thu hút 20 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 4,5 triệu lượt khách quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh bứt phá trong phát triển kinh tế trong năm 2025
11:22' - 04/12/2024
Năm 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lấy chủ đề công tác là “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh thu hút hơn 2 tỷ USD vốn FDI
14:58' - 29/11/2024
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ninh thu hút được hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Bình và Quảng Trị họp Ban chỉ đạo hợp nhất đơn vị hành chính tỉnh lần thứ nhất
22:12' - 13/05/2025
Chiều 13/5, Ban Chỉ đạo hợp nhất đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị đã họp lần thứ nhất nhằm thống nhất một số nội dung, đánh dấu sự khởi đầu của tiến trình hợp nhất của hai tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
21:49' - 13/05/2025
Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, Hải Phòng cần đặc biệt coi trọng đầu tư cho khoa học, hướng tới là thành thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác với các địa phương của Nga
20:47' - 13/05/2025
Tp Hồ Chí Minh luôn xác định việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp của Liên bang Nga là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị sẵn sàng để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong tháng 12
20:40' - 13/05/2025
Ngày 13/5, Chính phủ ban hành Nghị quyết 127/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 187/2025/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Hoa Kỳ
19:01' - 13/05/2025
Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tìm được thêm nhiều đối tác và cơ hội đầu tư tại Hoa Kỳ, qua đó thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương giữa hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai đặt ra 9 mục tiêu để tăng trưởng kinh tế hai con số
18:27' - 13/05/2025
UBND tỉnh Đồng Nai đặt ra 9 mục tiêu cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực, đồng thời ưu tiên các nhiệm vụ để tăng trưởng kinh tế hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
“Nghị quyết 68: Cú hích lịch sử đưa kinh tế tư nhân thành trụ cột”
18:24' - 13/05/2025
Nghị quyết 68-NQ/TW là bước ngoặt lớn, khơi thông điểm nghẽn thể chế, tiếp thêm khí thế cho kinh tế tư nhân vươn lên vai trò trụ cột, đóng góp mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ để trình Quốc hội
18:15' - 13/05/2025
Chiều 13/5, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Ban Bí thư về việc triển khai và tình hình lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chính sách ưu đãi nhà khoa học - cú hích cho đổi mới sáng tạo
17:09' - 13/05/2025
Được hưởng 30% từ phần thu nhập mang lại do kết quả nghiên cứu. Đây là một chính sách tiến bộ, thể hiện rõ quan điểm coi khoa học và công nghệ là động lực then chốt để phát triển đất nước.