Quảng Ninh xác định 3 khâu đột phá để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030
Phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030 là một mục tiêu tổng quát của tỉnh Quảng Ninh được nêu ra trong dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030.
Qua đó thể hiện khát vọng vươn lên của tỉnh trong giai đoạn đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Theo dự thảo, nhiệm kỳ 2025-2030, Quảng Ninh xác định tiếp tục tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát huy truyền thống đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, giá trị văn hóa, sức mạnh con người; phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Đồng thời đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, tạo nền tảng vững chắc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới; xây dựng Quảng Ninh giàu mạnh, văn minh, hiện đại, hạnh phúc, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030, thiết thực kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, hướng tới hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2045 trở thành một đầu tàu kinh tế quốc gia.
Dự thảo Báo cáo Chính trị của tỉnh cũng xác định 3 khâu đột phá cho cả nhiệm kỳ là phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh.
Trong đó, tỉnh phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, tư duy đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu nền kinh tế xanh, kinh tế số; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp. Tỉnh chú trọng thu hút, trọng dụng, giữ chân nhân tài; khuyến khích bảo vệ, tôn vinh những người dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, phát triển và dám chịu trách nhiệm vì lợi ích của nhân dân và đất nước.
Quảng Ninh tiếp tục hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, đa phương thức, hạ tầng công nghệ phục vụ quá trình quản lý, quản trị phát triển kinh tế - xã hội bền vững, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển du lịch, kinh tế biển, kinh tế số, Khu kinh tế Vân Đồn. Tỉnh phát triển nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh, gắn với xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa; lấy giá trị văn hóa, con người làm nền tảng, sức mạnh nội sinh bảo đảm sự phát triển bền vững.
Dự thảo Báo cáo Chính trị cũng xác định phương châm, chủ đề Đại hội và các chỉ tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ 2025-2030. Hiện nay, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục bàn giải pháp tập trung phát triển đối với một số địa bàn, lĩnh vực tạo đột phá cho phát triển nhằm đạt chỉ tiêu về tăng trưởng GRDP cho cả nhiệm kỳ; bổ sung một số chỉ tiêu về phát triển văn hóa, con người...
Đặc biệt, đối với mục tiêu trở thành thành phố trước năm 2030, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục nghiên cứu, bổ sung giải pháp nhằm phát triển đô thị thành phố Hạ Long, để đưa nơi đây thực sự trở thành đô thị hạt nhân, trung tâm phát triển theo đúng định hướng không gian phát triển đã được tỉnh xác định là “Một tâm - hai tuyến - đa chiều - các mũi đột phá - ba vùng động lực”.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu Xuân, Quảng Ninh lạc quan đón dòng du khách quốc tế bằng đường biển
14:46' - 20/01/2025
Khởi đầu năm 2025, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh) dự kiến tiếp đón 11 chuyến tàu biển từ các thương hiệu cao cấp với gần 16.000 khách quốc tế đến tham quan Quảng Ninh trong tháng 1 này.
-
Đời sống
Nỗ lực khống chế đám cháy rừng tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh)
08:25' - 10/01/2025
Diện tích cháy khoảng 1 ha, chủ yếu là cây bụi, gỗ tạp; đến sáng 10/1 đám cháy đã cơ bản được khống chế, song do thời tiết hanh khô và gió nên đám cháy có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh trồng lại 77.000 ha rừng bị thiệt hại do bão Yagi
10:31' - 09/01/2025
Tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ hoàn thành việc trồng lại 77.000 ha rừng bị thiệt hại trong bão số 3 (Yagi) ngay trong năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam – WEF
21:33' - 21/01/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ nguồn lực bên trong gồm con người, thiên nhiên, đặc biệt là khai thác các không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở
21:28' - 21/01/2025
Căn cứ số lượng sở được thành lập, phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của sở và tổng số lượng Phó Giám đốc, UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng Phó Giám đốc của từng sở cho phù hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập thành phố Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
20:17' - 21/01/2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Phú Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 333,02 km2 và quy mô dân số là 287.055 người của thị xã Phú Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Singapore tăng mạnh
19:49' - 21/01/2025
Năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 3 sang Singapore với kim ngạch 128,9 triệu SGD, chiếm 28,25% thị phần.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Thụy Sĩ đánh giá sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam
19:45' - 21/01/2025
Phóng viên TTXVN tại Geneva dẫn bài viết cho rằng trước thời điểm diễn ra hội nghị WEF, Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn mạnh như một nhân tố chủ chốt trong nền kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp về phương án bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch
19:45' - 21/01/2025
Phó Thủ tướng nêu rõ, việc xử lý ô nhiễm sông, hồ của Hà Nội là hết sức cấp bách, cần thiết, phải làm nhanh nhất có thể.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW
18:59' - 21/01/2025
Tổng Bí thư lưu ý Ban Chỉ đạo xác định việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ bước đầu, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Đầu tư vào chăn nuôi sẽ rất hạn chế nếu để xảy ra buôn lậu động vật
16:55' - 21/01/2025
Nhiều địa phương có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư, kêu gọi “đại bàng vào đẻ trứng vàng” trong lĩnh vực chăn nuôi, nhưng lại để diễn ra phổ biến tình trạng vận chuyển trái phép động vật.
-
Kinh tế Việt Nam
Đắk Nông đưa 80 dự án chậm triển khai ra khỏi danh mục thu hồi đất
16:30' - 21/01/2025
HĐND tỉnh Đắk Nông thông qua danh mục 87 dự án cần thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong năm 2025 và đưa ra khỏi danh mục thu hồi đất đối với 80 dự án chậm triển khai.