Quốc hội khóa XV: Không để tình trạng “tiền trảm, hậu tấu”, chi trước báo cáo sau
Hàng loạt nội dung liên quan đến phần sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước đã được đại biểu Quốc hội cho ý kiến sáng 7/11, tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.
* Bao quát các nội dung được chi
Đa số đại biểu nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung dự án luật này để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút tối đa nguồn lực nhà nước, ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đại biểu nhất trí cao với việc sửa đổi, bổ sung khoản 10a vào sau khoản 10 Điều 8 như dự thảo trình, tuy nhiên, đề nghị cần rà soát quy định cụ thể, đầy đủ các nhiệm vụ chi và nguồn chi để đảm bảo bao quát các nội dung được quy định chi tại các luật đã và đang được ban hành như Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Tán thành với Chính phủ về việc cần thiết phải có giải pháp về khung khổ pháp luật để khắc phục sớm tình trạng ách tắc trong phân bổ ngân sách đối với một số nhiệm vụ cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng hạng mục công trình dự án đã đầu tư xây dựng, song, đại biểu Triệu Quang Huy (Lạng Sơn) phân tích, theo báo cáo giải trình của Bộ Tài chính và dự thảo luật trình tại phiên thảo luận này có nhiều nội dung nhiệm vụ chi phát sinh lớn, như chi phí chuẩn bị, chi phí xây dựng dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư...Đây là những nhiệm vụ từ trước đến nay đã được bố trí trong chi đầu tư, nay lại được bố trí từ nguồn chi thường xuyên sẽ không phù hợp về quy mô, tính chất, điều này sẽ dẫn đến tình trạng tăng tỷ trọng chi thường xuyên lên rất cao, làm thay đổi và tác động đến cơ cấu chi ngân sách nhà nước, chưa phù hợp với định hướng cơ cấu lại ngân sách Nhà nước theo hướng giảm chi thường xuyên và tăng chi đầu tư. Để khắc phục tình trạng này, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc sửa đổi, bổ sung nội dung chi trong chi xây dựng cơ bản.
* Không để tình trạng tiền trảm, hậu tấu Theo đại biểu Trần Chí Cường (Đà Nẵng), dự thảo luật đã mở rộng và xác định được một số nhiệm vụ chi cụ thể hơn so với khoản 2 Điều 59 của luật hiện hành. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tiễn dẫn đến một số nhiệm vụ cấp thiết khác của địa phương như chi an ninh, quốc phòng, kiến thiết thị chính, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu lại không thể bố trí từ nguồn này do không thuộc phạm vi quy định. Việc quy định thiếu linh hoạt như vậy sẽ dẫn đến tình trạng một số địa phương có tăng thu ngân sách nhưng không thể sử dụng nguồn tăng thu tiết kiệm chi ngân sách để bố trí chi cho các nhiệm vụ cần thiết này, làm giảm hiệu quả sử dụng ngân sách. Vì vậy, đại biểu đề nghị nghiên cứu mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi tại điểm d khoản 2 Điều 59 theo hướng "tăng chi đầu tư một số dự án quan trọng, các nhiệm vụ chi quy định tại khoản 10 và khoản 10a Điều 8 Luật này và các nhiệm vụ chi cần thiết khác của ngân sách các cấp", để đảm bảo tính chủ động của địa phương trong điều hành thu chi ngân sách.Đại biểu Đà Nẵng cũng cho rằng, hiện nay tại một số địa phương đang thực hiện mô hình chính quyền đô thị, theo đó cấp quận, phường không còn là một cấp ngân sách, chỉ là một cấp dự toán, dù là cấp dự toán nhưng chính quyền địa phương cấp quận, phường vẫn được giao chỉ tiêu thu ngân sách hằng năm, tuy nhiên vướng cơ chế thưởng nếu địa phương vượt thu. Theo quy định của luật hiện hành, khoản vượt thu chỉ được thực hiện giữa các cấp ngân sách. Mô hình chính quyền đô thị là mô hình mới.
Vì vậy, nhằm tạo động lực thúc đẩy cho các địa phương, nhất là các quận, phường trong việc đẩy mạnh tăng cường các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nuôi dưỡng nguồn thu, tăng cường đốc thu, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách của các địa phương, đại biểu kiến nghị xem xét, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung thêm quy định áp dụng đối với những địa phương đang thực hiện mô hình chính quyền đô thị, đó là UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định về cơ chế thưởng vượt thu so với dự toán đối với các cấp chính quyền địa phương là đơn vị được giao dự toán thu ngân sách hằng năm có vượt thu phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) chỉ ra rằng, khoản 4 Điều 4 quy định đối với UBND tỉnh thực hiện các khoản chi không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh nhưng sau đó lại báo cáo với Thường trực Hội đồng về kết quả đã chi để trình HĐND tỉnh biểu quyết thông qua. Trong thực tiễn có thể phát sinh những khoản chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển ngoài dự toán ban đầu, tuy nhiên, tất cả những khoản chi ngân sách nhà nước đều phải có trong hạng mục chi. "Đề nghị không để tình trạng tiền trảm, hậu tấu, Chính phủ, UBND tỉnh chi trước, sau đó mới báo cáo Quốc hội, HĐND thông qua. Đề nghị cơ quan soạn thảo đưa ra các nguyên tắc xác định các khoản chi phát sinh thường xuyên vào đầu tư này. Theo đó, các khoản chi phải mang tính cấp thiết, cấp bách hoặc quan trọng và phải có các tiêu chí xác định rõ ràng", đại biểu nói.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Đơn vị sự nghiệp công có quyền liên doanh nhưng không được để mất tài sản công
13:29' - 07/11/2024
Trong thực tế, do một số vướng mắc của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công nên hầu hết các cơ sở y tế lớn rất khó triển khai các đề án liên doanh, liên kết.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận các dự án luật sửa đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh
07:59' - 06/11/2024
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 6/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Đơn giản hóa thủ tục khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp
18:46' - 05/11/2024
Chiều 5/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Phòng Thương mại Liên minh châu Á - Thái Bình Dương khảo sát đầu tư tại Yên Bái
16:40'
Ngày 31/3, Chủ tịch Tổng Phòng Thương mại Liên minh châu Á - Thái Bình Dương Dương Thịnh Xuân cùng đoàn công tác đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Yên Bái.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh trao chứng nhận và thỏa thuận đầu tư gần 1,1 tỷ USD cho các dự án
15:32'
Tổng số vốn đầu tư và cam kết mở rộng đầu tư được trao tại hội nghị gần 1,1 tỷ USD, tiếp tục là địa phương đứng đầu về kết quả thu hút đầu tư trong cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công cầu đường bộ qua sông Hồng khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)
15:06'
Tỉnh Lào Cai - Việt Nam phối hợp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các trường đại học Việt Nam - Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác bằng các dự án cụ thể, thiết thực
12:40'
Hiện nay có khoảng 30.000 sinh viên, học sinh Việt Nam học tập tại Hoa kỳ, đứng thứ 5 về số lượng sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương chính thức được phê duyệt
12:39'
Ngày 31/3, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái đã ký Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư (giai đoạn 1).
-
Kinh tế Việt Nam
Kích cầu tiêu dùng, tạo động lực tăng trưởng
11:20'
Việc kích cầu tiêu dùng góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025, làm tiền đề cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn sắp tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang tập trung vào 3 đột phá chiến lược thu hút đầu tư
10:54'
Hậu Giang sẽ tiến hành rà soát, cập nhật danh mục các dự án trọng điểm thu hút đầu tư năm 2025 nhằm cung cấp cho nhà đầu tư thông tin đầy đủ...
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
09:30'
Sáng 31/3, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh động thổ 2 dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghệ cao
18:03' - 30/03/2025
Từ đầu năm 2025 đến nay, Bắc Ninh đã thu hút được khoảng 1,45 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.