Quy định mới về quản lý rủi ro đối với nợ công
Mục tiêu quản lý rủi ro nhằm đảm bảo cơ cấu nợ công hợp lý, phù hợp với mục tiêu, định hướng đặt ra trong kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm đã được Quốc hội quyết định; đảm bảo khả năng trả nợ trong trung hạn và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ công; giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong tình huống xấu nhất với chi phí phát sinh hợp lý.
Về nguyên tắc xử lý rủi ro, việc xem xét xử lý rủi ro được thực hiện cho từng trường hợp cụ thể căn cứ vào mức độ tổn thất có thể xảy ra và nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Việc phòng ngừa và xử lý rủi ro phải căn cứ vào thỏa thuận vay hoặc công cụ nợ gốc trong danh mục nợ công hiện hành, nguyên nhân phát sinh rủi ro, phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Việc phòng ngừa rủi ro đối với danh mục nợ công phải thực hiện phù hợp với kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm, chương trình quản lý nợ công 3 năm và kế hoạch vay, trả nợ hằng năm; tổ chức, cá nhân sử dụng vốn vay sai mục đích, cố ý làm trái quy định làm phát sinh rủi ro nợ công phải chịu trách nhiệm xử lý và bồi thường theo quy định của pháp luật. Rủi ro đối với nợ công bao gồm: Rủi ro về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ do biến động trên thị trường tài chính; rủi ro thanh khoản do thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; rủi ro do biến động thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn dẫn đến phải đảo nợ với chi phí cao hoặc mất khả năng đảo nợ; rủi ro tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn; các loại rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến an toàn nợ công. Việc quản lý rủi ro tín dụng của đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh Chính phủ thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ. Đánh giá rủi ro Nội dung chủ yếu của việc đánh giá rủi ro gồm: Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô, tài khóa, tiền tệ, tỷ giá, lãi suất và biến động của thị trường vốn trong nước và quốc tế có tác động đến nợ công; phân tích, đánh giá diễn biến về cơ cấu đồng tiền, lãi suất, kỳ hạn, quy mô, nghĩa vụ trả nợ công, hiện tại và xu hướng tương lai nhằm nhận diện mức độ rủi ro để có biện pháp xử lý rủi ro phù hợp; tính toán mức độ rủi ro, dự kiến chi phí phòng ngừa và xử lý rủi ro trong trường hợp rủi ro xảy ra. Bộ Tài chính đánh giá rủi ro đối với nợ công, bao gồm nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương và nợ được Chính phủ bảo lãnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá rủi ro đối với nợ của chính quyền địa phương, bao gồm vay lại vốn vay ODA và vay ưu đãi của Chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương và các khoản nợ khác của chính quyền địa phương. Việc đánh giá rủi ro được thực hiện định kỳ gắn với kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm, chương trình quản lý nợ công 3 năm và kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm. Trên cơ sở đánh giá rủi ro, Bộ Tài chính đề xuất các giải pháp để phòng ngừa rủi ro đối với nợ công. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất các giải pháp để phòng ngừa rủi ro đối với nợ của chính quyền địa phương. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro Nghị định cũng quy định các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro. Cụ thể, phòng ngừa và xử lý rủi ro về lãi suất và tỷ giá ngoại sử dụng các công cụ phái sinh về lãi suất và đồng tiền. Việc phòng ngừa và xử lý rủi ro thanh khoản gồm: bố trí nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý nợ công; phát hành công cụ nợ để đảm bảo thanh khoản; cơ cấu lại kỳ hạn của các khoản nợ, mua lại nợ, hoán đổi khoản nợ hoặc đàm phán gia hạn nợ. Phòng ngừa và xử lý rủi ro do biến động thị trường tài chính gồm: phát triển thị trường vốn trong nước; nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia để tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Căn cứ vào đánh giá rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với từng khoản nợ hoặc với danh mục nợ, Bộ Tài chính xây dựng đề án cơ cấu lại nợ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phương án cơ cấu lại nợ của chính quyền địa phương và tổ chức thực hiện./.>> Thủ tướng: Tăng trưởng để giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, giảm nợ công
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quản lý nợ công bền vững, an toàn, hiệu quả phù hợp với giai đoạn mới
19:02' - 22/03/2018
Ngày 22/3, tại Ninh Bình, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức hội thảo lấy ý kiến các Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công.
-
Tài chính & Ngân hàng
Kiểm soát nợ công thông qua siết chặt kỷ cương tài chính ngân sách Nhà nước
13:25' - 12/02/2018
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có cuộc trao đổi với báo chí về những giải pháp của ngành tài chính để đảm bảo đảm bảo an toàn nợ công.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng trả lời chất vấn về ODA, nợ công, tốc độ tăng trưởng
18:32' - 05/02/2018
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm về vấn đề nợ công, ODA và biến động của tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Áp lực bủa vây, đồng USD khó tránh khỏi đà suy yếu
07:45' - 21/05/2025
Những bất ổn liên quan đến thương mại, khối nợ công phình to và niềm tin suy giảm đã gây áp lực lên các tài sản của Mỹ, trong đó USD là một “nạn nhân”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng
11:34' - 20/05/2025
Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động
09:06' - 20/05/2025
Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
19:24' - 19/05/2025
Thủ tướng yêu cầu triển khai Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK: Đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc giảm mạnh
08:30' - 19/05/2025
BoK cho biết điều này đã gây ra tình trạng bất ổn chính trị và làm rung chuyển thị trường ngoại hối và chứng khoán.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thuế nhập khẩu và lãi suất "ghìm chân" bất động sản Mỹ
07:39' - 18/05/2025
Các mức thuế nhập khẩu do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt một cách mạnh tay và bất thường – bao gồm cả thuế đối với gỗ xẻ và thép – đã khiến các nhà thầu xây dựng gặp nhiều khó khăn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lao động nước ngoài tại Hàn Quốc chuộng nhận lương bằng tiền điện tử
10:14' - 17/05/2025
Những người trong ngành tiền điện tử cho biết tiền điện tử đang nhanh chóng trở thành một hình thức “tiền tệ chính thức” đối với những người lao động nước ngoài không có giấy tờ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tin tặc đánh cắp thông tin người dùng trên sàn giao dịch Coinbase
13:06' - 16/05/2025
Tin tặc đã hối lộ một nhóm nhân viên sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase để đánh cắp thông tin người dùng nhằm chiếm đoạt tiền điện tử, sau đó tống tiền nền tảng này nhằm giữ kín vụ việc.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mexico giảm lãi suất lần thứ bảy liên tiếp
09:40' - 16/05/2025
Phóng viên TTXVN tại Mexico dẫn thông cáo của Banxico nhận định "giai đoạn lạm phát" đã qua và các cú sốc toàn cầu đã được giải quyết, qua đó cho phép ngân hàng này tiếp tục chu kỳ cắt giảm lãi suất.