BNEWS
Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không được quy định rõ tại Điều 11 Nghị định 14 của Chính phủ.
Hệ thống lưới truyền tải điện quốc gia hiện có khoảng 19.000 km đường dây 220kV và 500kV, gần 100 Trạm biến áp với tổng dung lượng trên 50.000MVA trải dài trên cả nước.
Khó khăn lớn nhất trong việc đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục của hệ thống truyền tải điện là tình trạng vi phạm an toàn lưới điện cao áp ngày càng gia tăng.
Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không được quy định rõ tại Điều 11 Nghị định 14 của Chính phủ - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về Bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. Cụ thể:
-Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp;
-Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định là 6,0m đối với cấp điện áp đến 220kV và 7,0m đối với cấp điện áp 500kV
-Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định là 4,0m đối với cấp điện áp 220kV và 6,0m đối với cấp điện áp 500kV
-Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không được giới hạn về các phía là 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.
-Theo khoản d Điều 17 Nghị định 14 của Chính phủ quy định thì đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp phải công bố công khai mốc lộ giới hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
Không vi phạm khoảng cách an toàn hành lang lưới điện cao áp là hành động bảo vệ tính mạng và tài sản của chính người dân, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống truyền tải điện quốc gia ./.
Chiều 29/3, Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, bà Phạm Hồng Lan cho biết: Không có sự việc chập điện gây chết hàng chục người tại khu Công nghiệp Texhong Hải Hà (Quảng Ninh).
Do yêu cầu cấp bách của việc cứu hạn phía hạ nguồn sông Mekong, trong đó có ĐBSCL của Việt Nam, Nhà máy thủy điện Nặm Ngừm 1 được lệnh tăng lượng xả nước ngoài kế hoạch.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã nhất trí đầu tư Dự án cấp điện cho các huyện vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình và Sơn La, gồm 4 huyện: Phù Yên, Bắc Yên, Thuận Châu và Mường La.
Nhu cầu về tôn mạ và ống thép tăng cao cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp trong ngành có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội trong quý III năm nay.