Quỹ Môi trường toàn cầu đồng hành vì sự phát triển bền vững của Việt Nam
Những năm qua, Việt Nam đã thể hiện nỗ lực mạnh mẽ nhằm thực hiện cam kết quốc tế giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu cấp bách, đồng thời, GEF luôn cùng đồng hành hỗ trợ Việt Nam vì sự phát triển bền vững.
Những thành tựu nổi bậtBà Naoko Ishii, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành GEF cho biết: GEF thành lập vào năm 1991 nhân sự kiện Hội nghị về Môi trường và Phát triển lần thứ nhất của Liên hợp quốc hay còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh trái đất, với nỗ lực hỗ trợ các quốc gia đang phát triển thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực môi trường, cụ thể về 7 lĩnh vực: Đa dạng sinh học, Biến đổi khí hậu, Hóa chất và chất thải, Các vùng nước quốc tế, Suy thoái đất, Quản lý rừng bền vững và tiếp cận tổng hợp đa lĩnh vực. Trong 25 năm hợp tác, GEF đã tài trợ cho Việt Nam hơn 400 triệu USD để thực hiện 107 dự án gồm cả dự án quốc gia và dự án vùng trong lĩnh vực môi trường, thu hút sự tham gia của các ngành, các lĩnh vực và nhiều địa phương. Trong đó, các dự án tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên trọng tâm quốc gia như bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, sa mạc hóa, hóa chất và chất thải. Các dự án GEF đã hỗ trợ quá trình xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách của Việt Nam về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu. Các dự án này còn giúp phát triển sinh kế bền vững cho nhiều cộng đồng dân cư địa phương, với sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và tổ chức cộng đồng, nhằm bảo vệ môi trường và phát triển sinh kế bền vững dựa vào quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại nhiều địa phương trong cả nước. Điển hình như dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An” được Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF/SGP) hỗ trợ thực hiện nhằm quản lý rác thải hiệu quả tại thành phố Hội An, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững di sản văn hóa thế giới ở Hội An.Bên cạnh đó, còn có các dự án: Điều tra đánh giá và hoàn thiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia (theo Luật Quy hoạch); lồng ghép quy hoạch đa dạng sinh học trong các quy hoạch quốc gia, vùng và cấp tỉnh; lượng giá giá trị hệ sinh thái; xây dựng và áp dụng các cơ chế dịch vụ hệ sinh thái trong nước, xuyên biên giới và quản lý vốn tự nhiên một cách có hiệu quả; xây dựng năng lực phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học; quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại; tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn gen có giá trị phục vụ cho kinh tế và đời sống của con người; đổi mới quản trị hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên: mô hình hợp tác công tư và thống nhất hệ thống các khu bảo tồn; tăng cường quản lý tổng hợp, liên ngành đối với các sinh cảnh quan trọng; sửa đổi, hoàn thiện Luật Đa dạng sinh học...
GEF cũng đã cấp khoảng 16 triệu USD giúp bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học tại các rừng đặc dụng ưu tiên gồm các vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên và tăng cường đảm bảo cấp vốn quản lý rừng đặc dụng bằng việc tạo một cơ chế tài chính sáng tạo, được thực hiện từ năm 2005 đến năm 2015 tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Nghệ An và Thanh Hóa. Dự án đã mang lại lợi ích về xã hội, môi trường và kinh tế cho các cộng đồng địa phương.Trong khuôn khổ dự án, có trên 43.000 hộ gia đình tại các tỉnh miền Trung được vay vốn vi mô và hỗ trợ kỹ thuật để trồng trên 76.500 ha rừng. Nhiều hộ gia đình hoàn thành quy trình cấp Chứng chỉ Quản lý Rừng Quốc tế đã bán được gỗ với giá cao hơn 20-30% so với gỗ không có chứng chỉ…
Định hướng hợp tácTại phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng GEF diễn ra ngày 27/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá; Trong gần ba thập kỷ kể từ khi thành lập đến nay, GEF đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết các thách thức to lớn về môi trường, biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là sự hỗ trợ của GEF dành cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.Đề cập về định hướng hợp tác giữa Việt Nam-GEF những năm tới, Thủ tướng khẳng định: Việt Nam là địa điểm thuận lợi để GEF thực hiện các dự án mới về bảo vệ môi trường và sẵn sàng tham gia các dự án toàn cầu, liên vùng, liên lĩnh vực nhằm chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm xử lý các vấn đề môi trường toàn cầu như rác thải nhựa đại dương, bảo tồn đa dạng sinh học…
Theo đó, cần nhận diện cụ thể những thách thức chính về môi trường đối với nhân loại hiện nay, đề ra được chính sách ưu tiên nhằm giải quyết một cách tổng thể, hiệu quả những thách thức.Cũng như đánh giá được hiệu quả của cơ chế hỗ trợ và hợp tác hiện nay, từ đó có những cải tiến mang tính đột phá, đặc biệt trong khâu huy động và phân bổ nguồn lực để hỗ trợ các quốc gia thành viên, nhất là những quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức to lớn do suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.
Đồng thời, đề xuất những dự án tổng hợp mang tính toàn cầu, liên vùng, liên lĩnh vực nhằm giải quyết các nguyên nhân sâu xa của ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu… Bên cạnh đó, có các dự án trọng điểm để giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay như vấn đề rác thải nhựa nói chung, rác thải nhựa đại dương nói riêng. Tại hội nghị "Thành tựu và định hướng hợp tác Việt Nam - GEF: Hợp tác cho mục tiêu tăng trưởng bền vững", Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng với vai trò đầu mối quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ nỗ lực hết mình nhằm xây dựng, hoạch định định hướng chiến lược của GEF tại Việt Nam thời gian tới, hướng đến mục tiêu tối ưu hóa nguồn lực tài chính của GEF, tăng cường năng lực thực hiện dự án của quốc gia và thu hút sự đầu tư mạnh mẽ và có hiệu quả của các đối tác quốc tế cũng như khu vực tư nhân. Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với GEF, các đối tác quốc tế, các quốc gia thành viên chia sẻ kinh nghiệm thực hiện dự án do GEF hỗ trợ, đề xuất những cơ chế phối hợp với GEF trong huy động, phân bổ nguồn lực, các cơ chế hợp tác linh hoạt nhằm thực hiện những dự án mang tính cấp bách trên phạm vi toàn cầu, cũng như đề xuất các dự án mang tính liên vùng, liên lĩnh vực. Theo bà Naoko Ishii, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành GEF: Để hướng tới một nền kinh tế bền vững và tìm ra những giải pháp giải quyết được nền sinh thái đa dạng, làm nền tảng vững mạnh cho phát triển kinh tế, đó là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội và là chất xúc tác cho Việt Nam phát triển trong những năm tới.Bà Naoko Ishii cũng cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển nhanh hơn, xa hơn và xanh hơn; tin tưởng Chính phủ Việt Nam thực hiện được mục tiêu và sẽ thành công trong tương lai, chứng minh cho thế giới thấy khát vọng thay đổi lớn lao của Việt Nam dù vẫn còn gặp không ít những thách thức./.
>>>Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo một số quốc gia tham dự GEF 6
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Đại Hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu
14:44' - 27/06/2018
Sáng 27/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự khai mạc Kỳ họp lần thứ 6 Đại Hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tại thành phố biển Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Môi trường kinh doanh chưa thực sự tạo ra làn sóng cải cách mạnh mẽ
11:29' - 20/06/2018
Mặc dù, người đứng đầu Chính phủ thể hiện quyết tâm rất mạnh mẽ trong việc tháo gỡ cho môi trường đầu tư nhưng số bộ ngành “hưởng ứng” vẫn chưa nhiều, chưa thực sự tạo ra làn sóng cải cách mạnh mẽ.
-
Kinh tế tổng hợp
Kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng
12:50' - 16/06/2018
Kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 (Kỳ họp Đại hội đồng GEF6) và các sự kiện liên quan sẽ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng trong 7 ngày (23-29/6).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.