Siết chặt kiểm soát giá ngăn ngừa hiện tượng “té nước theo mưa”
Quốc hội thống nhất giao Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024. Đợt cải cách tiền lương này mang lại nhiều lợi ích cho người dân, cụ thể là cán bộ, công viên chức.
Theo Tổng cục Thống kê sau 15 năm, tốc độ tăng lương cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Tuy nhiên, hiện tượng “té nước theo mưa” khi lương tăng vẫn xảy ra và cần có giải pháp kiểm soát. Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho hay, tính từ năm 2009 đến 1/7/2024, mức lương cơ sở đã tăng khoảng 280%, lương tối thiểu vùng tăng khoảng 480%, trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 108%. Như vậy sau 15 năm, tốc độ tăng lương cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng. Điều này cho thấy, Chính phủ luôn hướng tới mục tiêu tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương, tạo động lực nâng cao năng suất lao động. Cũng theo đại diện Tổng cục Thống kê, việc tăng lương góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, đóng góp cho tăng trưởng của nền kinh tế, làm cho sức mua của dân cư được tăng lên, khi quan hệ cung cầu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá cả. Bên cạnh đó, theo Tổng cục Thống kê, tình hình đời sống dân cư trong nửa năm qua đã được cải thiện hơn. Theo kết quả sơ bộ khảo sát mức sống dân cư 2024, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng trong 6 tháng đầu năm nay ước đạt 5,3 triệu đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2023. Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả. Ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê) cũng cho biết: thu nhập bình quân của người lao động quý II/2024 là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137 nghìn đồng so với quý I/2024. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2023, chỉ số này tăng 490 nghìn đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Trước việc tăng lương cũng như mức thu nhập bình quân của người lao động tăng nhẹ. Câu chuyện lo ngại giá cả các loại hàng hóa tăng theo lương luôn diễn ra trước mỗi kỳ tăng lương. Thực tế cũng đã phản ánh việc lo ngại này là có cơ sở, nhất là ở các chợ dân sinh, chợ truyền thống - nơi mà nhu cầu mua bán hàng hóa hàng ngày vẫn khá cao. Cụ thể, nhiều số liệu công bố cho thấy, hiện kênh bán lẻ hiện đại (hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại…) mới chiếm 25% thị phần, còn lại vẫn là của các chợ truyền thống, do đó, sức ép lo sợ tăng giá cũng sẽ là đáng kể. Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, câu chuyện tăng giá khi tăng lương, thậm chí tăng giá khi mới có chủ trương tăng lương vẫn xảy ra nhưng chỉ thực trạng đáng lo ngại của hơn 10 năm trước đây khi thị trường chủ yếu ở dạng tự phát, tự do. Thời gian gần đây, tăng lương thường tạo ra kỳ vọng lạm phát, ít xảy ra chuyện tăng giá. “Tuy nhiên, vẫn phải lường trước tác động ngược của chuyện tăng lương”, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cho hay. Để ngăn ngừa hiện tượng “té nước theo mưa” khi lương tăng vẫn có thể xảy ra, do đó, Tổng cục Thống kê khuyến nghị các cơ quan chức năng cần tăng cường triển khai và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá. Đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Cùng với đó, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn, thương hiệu uy tín, chiếm thị phần cao và là đầu mối của các chuỗi cung ứng. Cùng đó, khuyến khích trung tâm thương mại, siêu thị tổ chức các đợt khuyến mại hàng hóa nhằm kích cầu tiêu dùng cùng thời điểm lương tăng. Đặc biệt, tránh điều chỉnh giá các dịch vụ do Nhà nước quản lý như dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, điện sinh hoạt cùng với thời điểm tăng lương 1/7/2024, dễ gây lạm phát kỳ vọng kéo giá các hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương phải chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm cho rằng, tăng lương khi có các đợt khuyến mại thì sẽ giúp tác động tăng giá ít đi, lại tác động đến kích cầu tiêu dùng. Khi người dân vào siêu thị để mua với giá niêm yết và có mức giá ổn định thì người dân sẽ tìm đến siêu thị để mua. Chuyện tăng giá ngoài chợ không tác động đến túi tiền người tiêu dùng. Dần dần người dân sẽ hình thành thói quen mua sắm hàng hóa ở siêu thị thì các tiểu thương ở chợ dân sinh, chợ truyền thống cũng sẽ phải thay đổi cách bán hàng của mình. “Điều quan trọng là cần kiểm soát chặt chẽ tỉ giá và giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện... Tỉ giá và các mặt hàng này tăng thì sẽ tác động trực tiếp và mạnh mẽ lên giá cả hàng hóa”, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm đề xuất.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,08%
09:47' - 29/06/2024
So với tháng 12/2023, CPI tháng 6 tăng 1,4% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,34%. CPI bình quân quý II/2024 tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 5, CPI cả nước tăng 0,05%
10:24' - 29/05/2024
So với tháng trước, CPI tháng 5/2024 tăng 0,05% (khu vực thành thị tăng 0,04%; khu vực nông thôn tăng 0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 4, CPI cả nước tăng 0,07%
11:16' - 29/04/2024
Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/4, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.