Singapore chuyển mình thành nền kinh tế thông minh
Một trong những thách thức lớn nhất của chính phủ Singapore sau cuộc tổng tuyển cử vừa qua chính là làm sao duy trì được chất lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế, bởi nền kinh tế đứng đầu khu vực Đông Nam Á này đang có dấu hiệu giảm tốc.
Làm sao để duy trì vai trò là một trung tâm tài chính hàng đầu của khu vực cũng như thế giới trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, trong khi quốc gia này lại khá phụ thuộc vào các ngành dịch vụ, thương mại và vận tải biển sẽ là một bài toán cần giới lãnh đạo giải đáp. Thách thức tăng trưởng Rõ ràng, nền kinh tế vốn đã đạt được nhiều thành công của Singapore trong 50 năm qua đang bị thử thách trước nhiều "sóng gió". Phát biểu mới đây, Thủ tướng Singapore nhấn mạnh đảo quốc Sư tử này sẽ phải đối mặt với ba thách lớn trong 50 năm tới, đó là tăng trưởng kinh tế, dân số lão hóa và duy trì bản sắc dân tộc. Ông Lý Hiển Long nhấn mạnh rằng thách thức ngay trước mắt mà Singapore cần phải giải quyết chính là việc đưa nền kinh tế lên một cấp độ mới bởi nếu không làm như vậy, nước này có thể rơi vào tình trạng bất ổn và lo lắng, thậm chí cả sự "vỡ mộng" vốn đã xảy ra ở nhiều nước phát triển. Sự lo lắng là có thật khi tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore liên tục giảm sút từ đầu năm đến nay. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy GDP trong quý II/2015 của Singapore đã giảm 4,6% so với quý trước đó và là mức thấp nhất kể từ quý III/2012. Năm 2014, GDP của Singapore tăng trưởng 2,9%. Nếu nhìn vào mức tăng trưởng trung bình của suốt 50 năm qua là 7,5% thì có thể thấy tăng trưởng kinh tế đang chậm lại. Những khó khăn từ nội tại nền kinh tế trong quá trình tái cơ cấu cũng như những tác động của các yếu tố bên ngoài đã khiến cho chính phủ nước này liên tục phải điều chỉnh giảm chỉ tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay. Theo dự báo gần đây, nền kinh tế Singapore có thể chỉ đạt tốc độ tăng trưởng từ 2-2,5% trong cả năm 2015. Các nhà phân tích cho rằng, một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do chính phủ áp dụng chính sách hạn chế người lao động nước ngoài trong nhiều năm qua, dẫn đến việc thị trường lao động bị thắt chặt, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu suất kinh tế của Singapore.Theo BMI Research -một bộ phận của nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính Fitch Group, các nhà sản xuất tại Đảo quốc Sư tử đang phải vật lộn với chính sách thắt chặt tiêu chuẩn thuê nhân công và tăng thuế thu nhập đối với các lao động nước ngoài.
Ngành dịch vụ cũng bị ảnh hưởng lớn do các chính sách hạn chế việc tuyển dụng lao động nước ngoài...
Thủ tướng Lý Hiển Long mới đây cũng thừa nhận "nếu đóng cửa với công nhân nước ngoài, nền kinh tế Singapore sẽ lâm vào khủng hoảng". Hơn nữa, là một quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu, Singapore cũng đang phải đối mặt với bài toán "đầu ra" khi thị trường thế giới liên tục sụt giảm cả về giá cả cũng như nhu cầu... Tiên phong xây dựng quốc gia thông minhthông minh. Ảnh: Mỹ Bình/TTXVN
Nhận thức được những thử thách trước mắt, chính phủ Singapore đã chủ trương đi đầu trên thế giới về việc xây dựng Đảo quốc Sư tử thành một Quốc gia thông minh (Smart nation).
Đây cũng chính là “tầm nhìn dài hạn” mà Thủ tướng Lý Hiển Long đặt ra cho Singapore trong giai đoạn phát triển tiếp theo, là điểm nhấn quan trọng và là sự khác biệt để tạo thành công. Với nền tảng là đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ, biến công nghệ thành tác nhân quan trọng phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống, chương trình Quốc gia thông minh cùng với sáng kiến Kỹ năng cho tương lai (SkillsFuture) được kỳ vọng sẽ là những tác nhân quan trọng giúp Singapore có thể chuyển đổi mô hình kinh tế thành công. Theo đó, chương trình Quốc gia thông minh của Singapore tập trung vào 3 mục tiêu chính: Hỗ trợ người già; cải thiện, nâng cao chất lượng giao thông vận tải và khai phá dữ liệu an ninh, an toàn. Ba mục tiêu này có ý nghĩa lớn cả về mặt kinh tế và xã hội bởi Singapore đang trong quá trình già hóa dân số với tỷ lệ 1/9 là người già (trên 65 tuổi). Dự báo sau 15 năm, tỷ lệ người già sẽ tăng ở mức “báo động” là 20%, ngang với Nhật Bản. Chính vì vậy, việc tích hợp các giải pháp và công nghệ (máy cảm biến, hệ thống theo dõi, hỗ trợ sức khỏe từ xa…) sẽ góp phần giúp tầng lớp người già ở Singapore có cuộc sống độc lập và ý nghĩa hơn. Nhận định về chương trình này, Tiến sĩ Phan Minh Ngọc, Phó giám đốc bộ phận hợp tác và nghiên cứu của Ngân hàng Sumitomo Mitsui tại Singapore cho rằng đây là một đề án đầy tham vọng nhưng cũng rất có ý nghĩa bởi trong bối cảnh lượng lao động không thể tăng lên. Chính phủ Singapore buộc phải chuyển hướng sang nền kinh tế mà dựa vào chất xám nhiều hơn là lao động thuần túy. "Sự chuyển hướng của chính phủ Singapore là đáng hoan nghênh nhưng câu hỏi đặt ra liệu họ có thực hiện được hay không? Tôi cho rằng chính phủ Singapore hoàn toàn có thể làm được bởi họ có tiền, có năng lực và lịch sử đã chứng tỏ được khả năng của họ theo đuổi những dự án tham vọng có thể nói là rất mới mẻ so với thời đại," ông Ngọc nói./. Mỹ Bình (P/v TTXVN tại Singapore)Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức kinh tế chờ đón Singapore sau bầu cử
15:23' - 14/09/2015
Đảng Hành động Nhân dân (PAP), đảng cầm quyền ở Singapore, đang đối mặt với những thách thức phát sinh từ hiện trạng kinh tế khó khăn trong nước mà chưa có ngay một giải pháp dễ dàng và hiệu quả nào.
-
Hàng hoá
Singapore sẽ xây dựng nhà máy khử mặn nước biển thứ tư
17:02' - 03/09/2015
Cơ quan Quản lý Nguồn nước quốc gia Singapore (PUB) ngày 3/9 cho biết, việc xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu nước trong tương lai ở khu vực thành phố và tăng cường khả năng chống hạn cho Đảo quốc Sư tử.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Singapore có thể rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật
16:39' - 03/09/2015
Triển vọng phục hồi của Singapore trong thời gian tới là rất thấp. Thậm chí, tình hình còn có thể tồi tệ hơn, khiến nền kinh tế này rơi vào suy thoái kỹ thuật trong quý thứ ba của năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore thí điểm cơ chế mới về tuyển dụng lao động nước ngoài
15:44' - 20/08/2015
Dự kiến chương trình thí điểm được áp dụng trong hai năm, nhằm mục đích giúp SME có sự linh hoạt nhất định trong tuyển dụng nhân lực là lao động nước ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành vận tải đường biển đối mặt với nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn GPS
17:47' - 30/06/2025
Nhiều con tàu vận tải đi qua Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Baltic và đặc biệt là Vịnh Ba Tư cùng eo biển Hormuz có nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn định vị GPS.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Giá hơn 2.000 mặt hàng thực phẩm sẽ tăng gấp 5 lần so với năm ngoái
16:54' - 30/06/2025
Kết quả khảo sát của công ty tư nhân Teikoku Databank công bố ngày 30/6 cho thấy, dự kiến giá thực phẩm sẽ tăng đối với 2.105 mặt hàng trong tháng Bảy, gấp khoảng 5 lần cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Iran hạ thấp tuyên bố của Mỹ về cuộc không kích các cơ sở hạt nhân
16:23' - 30/06/2025
Nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã "phóng đại" kết quả chiến dịch không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận giảm thuế giữa Mỹ và Anh chính thức có hiệu lực
15:01' - 30/06/2025
Thỏa thuận thương mại được ký kết giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Keir Starmer, trong đó giảm một số loại thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Anh, đã chính thức có hiệu lực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ không gia hạn lệnh hoãn thuế sau ngày 9/7
10:15' - 30/06/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định không có kế hoạch gia hạn lệnh tạm hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày đối với hầu hết các quốc gia sau ngày 9/7, thời điểm kết thúc giai đoạn đàm phán đã ấn định.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump không định gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan sau ngày 9/7
07:56' - 30/06/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định không có kế hoạch gia hạn lệnh tạm hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày với hầu hết các quốc gia sau ngày 9/7, thời điểm kết thúc giai đoạn đàm phán đã ấn định.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Mỹ - Nhật Bản vào chặng nước rút
14:20' - 29/06/2025
Các nhà đàm phán Nhật Bản và Mỹ ngày 27/6 đã nhất trí tiếp tục đối thoại nhằm hướng tới một thỏa thuận thuế quan mang lại lợi ích cho cả hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Warren Buffett đã từ thiện hơn 60 tỷ USD
14:00' - 29/06/2025
Tỷ phú Warren Buffett đã trao tổng cộng khoảng 12,36 triệu cổ phiếu loại B của Berkshire Hathaway, nâng tổng số tiền từ thiện mà ông đã quyên góp cho các tổ chức từ thiện nói trên lên hơn 60 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
G7 nhất trí tránh mức thuế cao hơn cho các công ty Mỹ
12:45' - 29/06/2025
G7 nêu rõ thỏa thuận này công nhận luật thuế tối thiểu hiện hành của Mỹ và nhằm mục đích mang lại sự ổn định hơn cho hệ thống thuế quốc tế.