Sửa Luật Điện lực: Tư nhân được làm truyền tải, xóa bỏ bù chéo giá điện
Bộ Công Thương vừa có tờ trình 4999/TTr-BCT đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) gửi Chính phủ; trong đó có nhiều điểm mới phù hợp hơn với thực tiễn hiện nay khi có nhiều thành phần kinh tế tư nhân tham gia phát triển ngành điện, cùng đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nguồn năng lượng tái tạo.
*Giá điện theo cơ chế thị trường Theo tờ trình của Bộ Công Thương, một trong những điểm được đề cập tới trong Luật Điện lực (sửa đổi) là việc thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường. Bộ Công Thương cho rằng, thực tế việc điều hành giá điện như hiện nay đảm bảo tính minh bạch và linh hoạt, tuy nhiên do điện là loại hàng hóa thiết yếu nên việc điều chỉnh giá chịu nhiều sức ép của dư luận và có thể gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế vĩ mô. Do vậy Bộ này đề xuất cần thiết sửa đổi quy định tại Luật Điện lực liên quan đến cơ chế điều chỉnh giá điện theo hướng sửa đổi quy định về thẩm quyền ban hành cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân tại Luật Điện lực, cụ thể giao Chính phủ quy định (dưới dạng Nghị định của Chính phủ) thay vì Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế điều chỉnh như tại Luật Điện lực hiện hành (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Để đồng bộ với pháp luật chung về giá, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng quy định liên quan đến các loại giá điện, "cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện" phù hợp với nội dung quy định tại Luật Giá (sửa đổi). Về vấn đề bù chéo, Luật Điện lực hiện hành quy định: "Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng"; Nghị quyết số 55-NQ/TW đưa ra định hướng "không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng miền". Vì vậy, cần thiết bổ sung quy định về việc giảm dần, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng miền.*Tư nhân được làm truyền tải
Một điểm khác được sửa đổi lần này là "Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải điện". Bộ Công Thương hoàn thiện quy định trong hoạt động truyền tải theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết phạm vi nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải điện. Đồng thời, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động truyền tải phục vụ đấu nối nguồn điện.Trong đó, quy định "Nhà nước độc quyền trong xây dựng, quản lý, vận hành lưới điện truyền tải, có ý nghĩa quan trọng về an ninh cung cấp điện" thay vì những quy định độc quyền chung chung.
Như vậy, Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ không quy định phạm vi độc quyền nhà nước trong đầu tư lưới điện truyền tải. Theo đó, tất cả các dự án điện (gồm nguồn và lưới) sẽ cần đánh giá trên cơ sở nguồn lực của nhà nước (thông qua các tập đoàn/doanh nghiệp nhà nước) và các tiêu chí khác để xác định các dự án nào do nhà nước hay tư nhân thực hiện trong từng thời kỳ quy hoạch. *Điện tái tạo phải đàm phán giá Hiện nay, tổng công suất đặt nguồn điện năm 2019 là 56 GW và đã tăng lên trên 69,3 GW năm 2020 nhờ sự phát triển nhanh của các nhà máy điện mặt trời, bao gồm điện mặt trời mái nhà. Tốc độ này góp phần đưa tỷ lệ xây dựng nguồn điện đạt 132% so với tổng công suất đặt giai đoạn 2016-2020 của Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Tuy nhiên, cơ cấu xây dựng nguồn điện lại khác biệt. Cụ thể, trong khi các nguồn năng lượng tái tạo vượt mức 480%, thì các nguồn nhiệt điện chỉ đạt gần 60%. Tờ trình Bộ Công Thương đánh giá, tốc độ phát triển năng lượng tái tạo đã được thúc đẩy nhờ các chính sách, quy định khuyến khích phát triển. Song "chỉ nên được áp dụng trong thời gian nhất định". Hiện, giá điện năng lượng tái tạo trên thế giới ngày càng giảm. Trong khi, quy mô nguồn điện ngày càng mở rộng, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu nguồn điện quốc gia. Thị trường công nghệ, thiết bị điện gió đã trở nên cạnh tranh hơn. Do vậy, Bộ này cho rằng, việc duy trì tiếp tục các chính sách hỗ trợ là không còn phù hợp. Qua đó, giá bán điện các dự án năng lượng tái tạo sẽ áp dụng như các dự án điện khác là thủy điện, nhiệt điện. Còn các ưu đãi đầu tư khác đã được quy định tại Luật Đầu tư. Như vậy, các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp và cả các dự án trong tương lai cũng sẽ phải thực hiện theo cơ chế đàm phán. Cụ thể, các chủ đầu tư dự án sẽ phải đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong khuôn khổ khung giá và hướng dẫn do Bộ Công Thương ban hành.../.- Từ khóa :
- Truyền tải điện
- điện
- luật điện lực
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Công ty Điện lực Thanh Hóa đóng góp tích cực xây dựng nông thôn mới
12:35' - 30/08/2023
Công ty Ðiện lực Thanh Hóa đã tập trung cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới lưới điện trung, hạ áp nông thôn, đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất, sinh hoạt của người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao tuyên truyền để tăng ý thức tiết kiệm điện
12:33' - 30/08/2023
Hội Nhà báo và các cơ quan chuyên ngành quan tâm việc tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng cho phóng viên, biên tập viên làm nhiệm vụ thông tin tuyên truyền lĩnh vực này...
-
DN cần biết
Giá điện gió và mặt trời cho các nhà máy mới của Bộ Công Thương lấy ý kiến có gì thay đổi?
10:21' - 30/08/2023
Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo mới nhất Thông tư Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió để lấy ý kiến.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa sản phẩm truyền thống vào siêu thị
19:55'
Chương trình kết nối giữa các cơ sở sản xuất sản phẩm truyền thống của Cố đô Huế với siêu thị ở thị trường tiêu dùng rộng lớn như Thành phố Hồ Chí Minh mang lại nhiều kết quả thiết thực.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc trở lại: Tự tin vượt mục tiêu 10 tỷ USD
19:24'
Xuất khẩu thủy sản đang tự tin sẽ đạt và vượt mục tiêu 10 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 202.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
18:49'
Tính từ đầu năm đến nay, bình quân một tháng cả nước có hơn 20.200 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ vướng mắc cho dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
18:33'
Đầu 2021, hai dự án đã tạm dừng thi công và từ đó đến nay chưa giải quyết được các vướng mắc, chưa có cơ chế để xử lý các vấn đề khó khăn liên quan đến dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Quyết liệt hoàn thành mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công
18:07'
Để đạt mục tiêu kế hoạch 95%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp cho Thủ tướng Chính phủ để ban hành các quyết định, nghị quyết để chỉ đạo, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa hai dự án bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 vào hoạt động trong 6 tháng tới
17:05'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan xử lý dứt điểm Dự án Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam để đưa vào hoạt động trong vòng 6 tháng tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới
15:08'
Thủ tướng nhấn mạnh, nếu tăng trưởng GDP cả năm đạt trên 7% thì chúng ta sẽ đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc cùng Online Friday 2024
14:35'
Đây là dịp không thể bỏ lỡ cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp khi có thể trải nghiệm hàng ngàn ưu đãi từ những nhãn hàng uy tín.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
13:16'
Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.