SWIFT là gì và việc loại Nga khỏi SWIFT sẽ gây thiệt hại cho đôi bên ra sao?
Một trong những yêu cầu then chốt nhất mà chính quyền Ukraine đưa ra với Mỹ và phương Tây là ngắt Nga khỏi SWIFT, hệ thống kết nối liên ngân hàng hữu dụng nhất thế giới. Vậy SWIFT là gì và tại sao Nga vẫn chưa bị ngắt khỏi hệ thống này?
Sơ lược về SWIFT
SWIFT là tên viết tắt của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). SWIFT được thành lập năm 1970, đặt trụ sở tại Bỉ, có ban điều hành gồm 25 người và được hàng chục tổ chức tài chính sử dụng để gửi tin nhắn và lệnh thanh toán.
Đây là một hệ thống nhắn tin an toàn giúp thực hiện nhanh chóng các giao dịch xuyên biên giới. Tiêu chuẩn hóa cao khiến SWIFT trở thành hệ thống giao dịch có độ tin cậy, cho phép các ngân hàng xử lý giao dịch khối lượng lớn trong thời gian ngắn.
SWIFT đã trở thành xương sống của hệ thống tài chính toàn cầu. Năm 2020, có khoảng 38 triệu tin nhắn được truyền qua nền tảng SWIFT – theo thống kê của Annual Review. Mỗi năm, có hàng nghìn tỉ euro được chuyển qua hệ thống này. Dù vẫn có một số lựa chọn thay thế khác, như cách Nga và Trung Quốc thanh toán qua hoán đổi tiền tệ, nhưng SWIFT là hệ thống được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
Lý do cấm vận SWIFT lại gây tác động lớn
Nếu bị ngắt kết nối khỏi SWIFT, các ngân hàng của Nga sẽ gặp khó khăn lớn trong tiếp cận các thị trường tài chính toàn cầu. Cụ thể, các doanh nghiệp, cá nhân có tài khoản ngân hàng tại Nga sẽ bị hạn chế trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, vay vốn và đầu tư ở nước ngoài. Hiện có khoảng 300 ngân hàng, định chế tài chính của Nga sử dụng nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền liên ngân hàng qua hệ thống SWIFT.
Nếu Nga bị cấm vận SWIFT, đó cũng không phải là lần đầu tiên biện pháp này được áp dụng. Trên thực tế, năm 2019, một số ngân hàng của Iran đã bị ngắt khỏi hệ thống này , sau khi chính quyền Donald Trump áp trừng phạt chống Tehran.
Trước đó, Iran cũng từng bị “đóng băng” khỏi SWIFT trong giai đoạn 2012-2016. Theo bà Maria Shagina, học giả tại Trung tâm Carnegie Moscow, trừng phạt này đã khiến Iran đã mất gần 50% doanh thu xuất khẩu dầu và 30% giá trị trao đổi ngoại thương.
Tại sao Mỹ và phương Tây chần chừ trừng phạt SWIFT nhằm vào Nga?
Bị loại khỏi SWIFT, kinh tế Nga sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực, nhưng cùng với đó, châu Âu cũng gánh thiệt hại. Đây mới là nguyên nhân khiến lãnh đạo nhiều nước châu Âu không ủng hộ áp đặt biện pháp này.
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner thừa nhận chặn Nga tiếp cận SWIFT sẽ đẩy Đức đứng trước nguy cơ cao không nhận được khí đốt và nguyên liệu thô từ Nga - một quan ngại được nhiều nước EU như Italy, Hungary, Cyprus và Latvia chia sẻ.
Trừng phạt SWIFT khiến Nga bị loại khỏi phần lớn các giao dịch tài chính quốc tế, trong đó có lợi nhuận thu được từ xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, vốn đem lại 40% tổng thu ngân sách của Nga. Nhưng biện pháp này cũng khiến các chủ nợ khó khăn hơn trong việc thu lại tiền. Mỹ và Đức có nhiều thiệt hại nhất nếu Nga bị ngắt kết nối, bởi vì ngân hàng của họ là những người sử dụng SWIFT thường xuyên nhất để kết nối, giao dịch với các ngân hàng Nga.
Vì thế, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã lựa chọn hướng trừng phạt khác nhằm vào các ngân hàng, thiết chế tài chính của Nga. Các ngân hàng trong EU bị cấm nhận tiền gửi từ công dân Nga với giá trị từ 100.000 euro trở lên. Một số tập đoàn, công ty sở hữu nhà nước của Nga cũng bị tước quyền tiếp cận nguồn tài chính từ EU. Bên cạnh đó là đòn phong tỏa tài sản đặt trên lãnh thổ EU nhằm vào một số tài phiệt Nga, cá nhân có mối quan hệ với Tổng thống Putin.
Về phía Mỹ, trong vòng cấm vận được đưa ra hôm 24/2, Tổng thống Joe Biden tuyên bố áp trừng phạt đối với 5 ngân hàng lớn của Nga, trong đó có hai ngân hàng lớn nhất là Sberbank và VTB, chặn các ngân hàng này trong các giao dịch bằng đồng USD. Bộ Tài chính Mỹ cho biết mỗi ngày, các định chế tài chính Nga thực hiện khoảng 46 tỷ USD giao dịch ngoại hối, trong đó 80% bằng USD và phần lớn giao dịch đó sẽ bị cắt đứt theo trừng phạt mới.
Đáng chú ý, Tổng thống Joe Biden thừa nhận các biện pháp trừng phạt Nga sẽ không bao gồm việc loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. “Đây luôn là một lựa chọn, nhưng ở thời điểm này đó chưa phải là quan điểm thống nhất của EU”, ông Biden nêu quan điểm khi trả lời trước báo giới hôm 24/2.
- Từ khóa :
- SWIFT
- nga
- căng thẳng nga ukraine
- ukraine
- eu
- châu âu
- mỹ
- nato
- cấm vận nga
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng Nga-Ukraine: Bài test sức mạnh của nền kinh tế “xứ Bạch dương”
07:45' - 28/02/2022
Giới quan sát cho rằng các biện pháp trừng phạt đã được Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh công bố sẽ là một bài test đặc biệt đối với "nền kinh tế phòng thủ" của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng Nga-Ukraine: EU tiếp tục siết chặt trừng phạt Nga
07:35' - 28/02/2022
Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/2 tuyên bố sẽ siết chặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, triển khai hành động cứng rắn với Belarus, đồng thời tài trợ vũ khí cho Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Thứ trưởng ngoại giao Ukraine dẫn đầu đoàn đàm phán "vô điều kiện" với Nga
21:29' - 27/02/2022
Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ngày 27/2 đã xác nhận thông tin giới chức nước này và Nga sẽ tiến hành đàm phán “vô điều kiện” tại Belarus.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.