Tai biến sau tiêm vaccine COVID-19: Đừng quá hoang mang
Ngày 7/5, thông tin về một trường hợp tử vong sau tiêm vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đã khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, các chuyên gia dịch tễ cho rằng, việc phản ứng không mong muốn có thể xảy ra với bất kỳ loại thuốc hay vaccine nào và đây là những trường hợp cực kỳ hiếm gặp.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay thì vaccine và tuân thủ Thông điệp 5K của Bộ Y tế chính là “chìa khóa” đẩy lùi dịch bệnh.
* Vì sao tiêm vaccine lại gây tai biến? Từ ngày 8/3/2021, vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca chính thức được tiêm chủng tại Việt Nam, với 3 địa phương đầu tiên triển khai là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Dương. Tính đến nay, Việt Nam đã tiêm vaccine AstraZeneca cho hơn 851.000 người. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 10/5 đã cơ bản hoàn tất tiêm 65.000 liều vaccine phòng, chống COVID-19 cho nhân viên y tế, cán bộ hỗ trợ chống dịch, nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất… trong cả 2 đợt tiêm chủng. Trong quá trình triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca tại Việt Nam, hệ thống giám sát tiêm chủng đã ghi nhận khoảng 33% trường hợp phản ứng nhẹ thông thường như đau, đỏ tại chỗ tiêm, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn. Tỷ lệ này thấp hơn báo cáo của châu Âu và nhà sản xuất. Tuy nhiên mới đây, một nhân viên y tế tại tỉnh An Giang đã tử vong sau tiêm vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 khiến dư luận hoang mang. Theo kết luận của Bộ Y tế, nguyên nhân tử vong được xác định là sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng non steroid (giảm đau kháng viêm). Đây là trường hợp rất hiếm gặp trong thực tế tiêm vaccine phòng COVID-19. Chị Bùi Thị Xuân Anh (29 tuổi, ngụ thành phố Thủ Đức), người cũng có cơ địa dị ứng với thuốc giảm đau kháng viêm chia sẻ: Khi nghe nguyên nhân tử vong sau tiêm vaccine tôi rất lo lắng bởi cơ địa của mình cũng bị dị ứng. Trong thời gian tới nếu được ưu tiên tiêm vaccine, tôi sẽ phải tham khảo kỹ hơn ý kiến của các chuyên gia tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho bản thân. Còn anh Lê Minh Thái (35 tuổi, ngụ tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh) lại băn khoăn khi bản thân anh không biết mình có nguy cơ phản ứng nặng sau tiêm vaccine hay không. “Từ nhỏ đến nay tôi chưa từng nằm viện, chỉ thỉnh thoảng cảm cúm mà thôi nên tôi không biết mình có bị dị ứng với loại thuốc nào không, sẽ thật nguy hiểm nếu cơ địa tôi bị dị ứng khi tiêm vaccine”, anh Thái cho hay. Về vấn đề này, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vaccine cũng giống các loại thuốc khác, đều có thể dẫn tới các phản ứng không mong muốn khi sử dụng, thậm chí ngay cả thực phẩm cũng có thể bị phản ứng phụ gây nên các dị ứng. Dị ứng, phản ứng phụ xảy ra khi đưa các chất bên ngoài vào cơ thể nhưng cơ thể không dung nạp được. Và vaccine AstraZeneca cũng không ngoại lệ. Đối với vaccine này, các phản ứng thông thường có thể xảy ra như đau tại chỗ tiêm, sốt, đau cơ, đau người, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi… Nếu những phản ứng này xảy ra ở mức độ khá mạnh thì cần sử dụng một số loại thuốc để giảm các triệu chứng của phản ứng phụ. Những phản ứng này không gây nguy hại cho người được tiêm và sẽ mất đi sau 2-3 ngày. “Vaccine cũng có thể gây ra các phản ứng nặng như sốc phản vệ, nguy hiểm cho tính mạng người được tiêm, thậm chí có trường hợp tử vong. Với mỗi loại vaccine thì tỷ lệ phản ứng nặng khác nhau song, đến nay các loại vaccine được cấp phép lưu hành trên thế giới có tỷ lệ tai biến không cao”, Tiến sĩ Lê Quốc Hùng khẳng định. * Vaccine và Thông điệp 5K là “chìa khóa” phòng dịch Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh - chuyên gia có gần 30 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh truyền nhiễm cho rằng, tai biến sau tiêm vaccine là sự thật không thể tránh khỏi. “Đợt tiêm chủng này tôi cũng nghĩ chuyện này sẽ đến, cũng nghĩ cách an toàn nhất chỉ có tiêm chủng thì mọi việc mới bình yên. Nhưng rất nặng lòng khi có một đồng nghiệp lại nằm đúng vào xác suất cực hiếm.Đúng là cuộc chiến, mong muốn tốt nhất nhưng không thể”, bác sĩ Khanh chia sẻ sau ca tai biến của nữ điều dưỡng ở An Giang.
Dù biết tai biến vaccine không thể tránh khỏi khi số lượng mũi tiêm ngày một lớn nhưng bác sĩ Trương Hữu Khanh vẫn lo ngại về trào lưu tẩy chay vaccine sau khi xảy ra một trường hợp tử vong, đặc biệt trong những người trẻ.Người trẻ tuổi thường hay dịch chuyển, đến vùng nguy cơ thường xuyên hơn và đây cũng là đối tượng có tỷ lệ từ chối vaccine cao.
“Điều quan trọng mọi người cần phải nhớ là nguy cơ tử vong hoặc chịu các hậu quả nghiêm trọng do COVID-19 vẫn cao hơn nhiều so với nguy cơ biến chứng sau khi tiêm vaccine AstraZeneca”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Còn Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng lại chỉ ra, hiệu quả phòng ngừa bệnh của vaccine thường là từ 75-95%.Điều đó có nghĩa, trong 100 người tiêm vaccine thì có khoảng 75-95 người có miễn dịch, còn lại từ 5-25 người vẫn có thể mắc bệnh.
Ông cho hay: “Khi cơ thể được tiêm vaccine nhưng không tạo ra kháng thể vì lý do nào đó thì vẫn có thể mắc bệnh, không có gì là tuyệt đối cả”. Do đó, Tiến sĩ Lê Quốc Hùng cho rằng, phải phối hợp cả giữa vaccine và các biện pháp theo Thông điệp 5K của Bộ Y tế mới là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.
Cùng chung quan điểm, bác sĩ Lê Hồng Nga - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, vaccine là thành tựu của lịch sử y học, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán, kiểm soát nhờ vaccine như bệnh đậu mùa, bại liệt, uốn ván…Đó cũng là lý do khi đại dịch COVID-19 xuất hiện đã có một cuộc chạy đua sản xuất vaccine trên toàn thế giới để tìm ra vũ khí kiểm soát đại dịch này.
Tuy nhiên, vaccine không phải là tất cả, bài học của nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ cho thấy, nếu chỉ tiêm vaccine thôi thì chưa đủ mà phải song song với các biện pháp phòng dịch khác, mà cụ thể tại Việt Nam là các biện pháp theo Thông điệp 5K của Bộ Y tế đưa ra.
Để tránh vấn đề bị phản ứng nặng, sốc phản vệ sau tiêm vaccine, các bác sĩ khuyến cáo, người được tiêm nên phối hợp với nhân viên tiêm chủng trong việc sàng lọc tiêm chủng, giảm thiểu ít nhất khả năng sẽ có phản ứng phản vệ sau tiêm.Khai báo trung thực các bệnh nền mình đang mắc phải, các loại thuốc đang sử dụng, các loại dị ứng có thể xảy ra…
Tuy nhiên, đôi khi dù sàng lọc kỹ nhưng cũng có trường hợp có thể xảy ra phản ứng nặng đối với người không có cơ địa dị ứng hay mắc bệnh lý nền, đó là lý do phải ở lại điểm tiêm chủng từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ để theo dõi.
Hoặc có những trường hợp đặc biệt, phản ứng phản vệ xảy ra chậm hơn (2-3 giờ sau tiêm, thậm chí 1-2 ngày sau), do đó trong vòng 3 ngày cần tự theo dõi các phản ứng của cơ thể và đến ngay các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng: Cấp cứu kịp thời trường hợp bị sock phản vệ sau tiêm vaccine phòng COVID-19
19:32' - 10/05/2021
Theo bác sĩ Lê Đức Nhân, dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng có tỉ lệ phản vệ đầu tiên, thậm chí cả những người trước đây chưa có tiền sử dị ứng.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Quảng Ninh tăng tốc đầu tư công
16:05' - 26/11/2024
Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 sau điều chỉnh của tỉnh Quảng Ninh là trên 12.000 tỷ đồng, Hiện, tỉnh đã thực hiện giải ngân đạt trên 41% kế hoạch, thấp hơn so với kỳ vọng, mục tiêu đặt ra.
-
Đời sống
Người dân Mỹ đổ xô đi du lịch dịp Lễ Tạ ơn
15:28' - 26/11/2024
Theo Hiệp hội Ô tô Mỹ (AAA), gần 80 triệu người dân nước này dự kiến sẽ thực hiện các chuyến đi xa ít nhất 80 km trong tuần nghỉ lễ Tạ ơn năm này từ ngày 26/11 đến 2/12.
-
Đời sống
Công bố thời gian và địa điểm chương trình “Phở số Hà Thành 2024”
13:07' - 26/11/2024
Chương trình “Phở số Hà Thành 2024” dự kiến được tổ chức từ ngày 29/11 đến ngày 1/12, tại cổng chính Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, phường Lê Đại Hành.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 26/11
05:00' - 26/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 26/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 26/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Hé lộ những màn trình diễn biến hóa ngoạn mục từ Imagine Dragons và dàn sao Việt
18:43' - 25/11/2024
Trước thềm siêu nhạc hội 8WONDER Winter 2024, những đồn đoán về màn "cởi áo" kinh điển của Dan Reynolds hay khoảnh khắc độc tấu đàn bầu đỉnh nóc của SOOBIN...khiến fan đứng ngồi không yên.
-
Đời sống
Cảnh báo đỏ về lạm dụng kháng sinh toàn cầu
08:35' - 25/11/2024
Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 25/11
05:00' - 25/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 25/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 25/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
THACO Chu Lai trao tặng 37 ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách ở Quảng Nam
10:35' - 24/11/2024
THACO Chu Lai đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Nam, Ban CHQS các huyện, thành phố xây tặng 37 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, với tổng kinh phí hơn 2,8 tỷ đồng.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 24/11
05:00' - 24/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 24/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 24/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.