Tăng khả năng tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA cho nông sản Việt
Hiệp định EVFTA đi vào thực thi mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rất lớn cho nông sản Việt Nam, tuy nhiên để khai thác và tận dụng hiệu quả các ưu đãi về thuế quan cho sản phẩm nông nghiệp vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo Tận dụng EVFTA trong bối cảnh COVID-19 cơ hội và thách thức cho ngành nông nghiệp, dệt may, da giày do Viện Nghiên cứu phát triển Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với Đại học Văn Hiến tổ chức, ngày 25/9.
Cánh cửa lớn Giáo sư, Tiến sĩ Võ Thanh Thu, Giảng viên Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh thông tin, trước khi có Hiệp định EVFTA, EU đã là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng giá trị xuất khẩu của nhóm hàng nông lâm thủy sản xuất vào thị trường này còn rất khiêm tốn.Hiệp định EVFTA với các điều khoản cam kết về mở cửa thị trường nông sản với gần 100% dòng thuế được cắt bỏ; trong đó, phần lớn được cắt bỏ trong lộ trình ngắn đã tạo cơ hội lớn để nông sản Việt Nam thâm nhập sâu hơn, chiếm thị phần lớn hơn tại EU.
Đơn cử, với mặt hàng gạo, trước đây gạo Việt Nam xuất khẩu vào EU chịu thuế rất cao trên 65 EUR/tấn, nhưng ngay từ 1/8/2020 EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo với mức thuế 0%. Riêng với mặt hàng tấm không bị áp hạn ngạch và cũng được xóa bỏ thuế hoàn toàn sau 5 năm.Kết quả ban đầu cho thấy, sau hơn 1 tháng triển khai Hiệp định EVFTA, một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã ký được những đơn hàng xuất khẩu gạo thơm, có giá trị cao hơn vào EU. Việc này cũng lan tỏa tín hiệu tích cực đến tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam cả về lượng và giá.
Tương tự, thủy sản cũng là nhóm hàng chịu mức thuế khá cao (từ 6-22%) khi xuất khẩu vào EU khi chưa có Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hơn 50% số dòng thuế thủy sản đã được cắt giảm. Với mặt hàng cá ngừ EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 11.500 tấn/năm với thuế suất 0%, hạn ngạch này cao gấp 3 lần sản lượng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào EU hiện nay. Đặc biệt hơn, một trong những nhóm hàng xuất khẩu mới nổi của Việt Nam là rau, quả tươi cũng được cắt giảm ngay 94% số dòng thuế và không áp dụng hạn ngạch khi xuất vào EU nhờ Hiệp định EVFTA. Cùng chung nhận định, Tiến sĩ Hồ Cao Việt, Giảng viên Trường Đại học Văn Hiến cho biết, sau hơn 1 tháng Hiệp định EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam vào EU đã nhận được tín hiệu rất khả quan cả về lượng và giá bán.Lượng thủy sản xuất khẩu sang EU chủ yếu là tôm, mực trong tháng 8/2020 đã tăng 10% so với cùng kỳ 2019, bất chấp những ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Một sản phẩm khác của Việt Nam cũng đang có lợi thế tại EU là cà phê khi được cắt giảm thuế từ 15% về 0% và được bảo hộ chỉ dẫn địa lý với thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột…
Tuy nhiên, Tiến sĩ Hồ Cao Việt cho rằng, nông sản Việt Nam thâm nhập vào EU thời gian qua vẫn còn rất hạn chế so với năng lực sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Trước khi có Hiệp định EVFTA nông sản Việt Nam gặp nhiều trở ngại như hạn ngạch, thuế quan, yêu cầu khắt khe về chất lượng, năng lực cạnh tranh, thương hiệu. Sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, rào cản về thuế quan hầu như không còn nhưng các vấn đề về tiêu chuẩn chất lượng không được gỡ bỏ mà còn có phần kiểm soát chặt chẽ hơn. Gia tăng năng lực cạnh tranh Dư địa thị trường cho các sản phẩm nông sản của Việt Nam tại EU còn rất lớn nhưng để khai thác được tiềm năng đó, phải cải thiện năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt. Tiến sĩ Từ Minh Thiện, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến phân tích, để xâm nhập vào EU hiệu quả, ngành nông nghiệp Việt Nam cần giải quyết được ba vấn đề chính là xây dựng chuỗi cung ứng nông sản; thúc đẩy ứng dụng công nghệ chế biến sau thu hoạch và ứng dụng số hóa trong sản xuất - kinh doanh nông sản.Cụ thể, để hình thành được chuỗi cung ứng nông sản phải có sự chuẩn bị về tổ chức sản xuất, vốn, nhân lực, công nghệ - kỹ thuật, đất đai, chính sách và thị trường. Trong khi đó, với ứng dụng công nghệ chế biến sau thu hoạch cần bắt đầu bằng việc xây dựng các trung tâm chế biến và bảo quản nông sản ngay tại vùng nguyên liệu hoặc chợ đầu mối để giảm thiểu thất thoát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển nông sản tươi.
“Việc ứng dụng số hóa không chỉ dành cho các doanh nghiệp công nghệ mà có thể đẩy mạnh cho cả hoạt động sản xuất nông nghiệp. Với việc số háo thông tin, dữ liệu, người trồng có thể kiểm soát được quy trình sản xuất, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, một trong nhứng yêu cầu bắt buộc đối với nông sản, hàng hóa xuất khẩu sang EU. Về tổng thể, cơ quan quản lý cần phát triển da dạng hạ tầng thương mại cho nông sản, đồng bộ cả chuỗi cung - cầu giao ngay, giao dịch theo hợp đồng và thị trường giao sau để giúp dự báo thị trường tốt hơn”, Tiến sĩ Từ Minh Thiện nêu giải pháp. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Thị Ngọc Oanh, Đại học Hoa Sen chia sẻ, nhiều loại nông sản của Việt Nam như hạt điều, cà phê, rau quả…được người tiêu dùng EU rất ưa chuộng nhưng trên thực tế sản lượng xuất khẩu vào đây chưa nhiều vì không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng Người dân EU có mức sống cao và ưu tiên các thực phẩm chất lượng, an toàn, đặc biệt là thực phẩm, nông sản hữu cơ. Chính vì vậy, thay vì nỗ lực gia tăng sản lượng, cạnh tranh về giá doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam cần nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường thông qua điều chỉnh kỹ thuật canh tác, sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật, kiểm soát chất lượng sản phẩm. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, các ngành chức năng cần nâng cao hiệu quả công tác kiểm nghiệm, chứng nhận các tiêu chuẩn đối với hàng xuất khẩu, tránh các trường hợp xuất khẩu các lô hàng không đảm bảo chất lượng dẫn đến nguy cơ bị “tuýt còi” sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín nông sản Việt Nam. Mặt khác, các cơ quan quản cần có chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA hiệu quả hơn. Thay vì các cuộc hội thảo mang tính hàn lâm, người nông dân và doanh nghiệp cần thông tin chi tiết, cụ thể hơn những việc cần làm và có thể làm ngay để cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường./.>>>Hiệp định EVFTA: Gạo Việt Nam tự tin vào thị trường EU
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA: Tín hiệu tích cực sau hai tháng thực thi
11:31' - 24/09/2020
Ngay trong tháng đầu thực hiện Hiệp định EVFTA, đã có trên 7.200 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD hàng hóa xuất khẩu sang EU.Đó là những lợi ích đầu tiên
-
DN cần biết
Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định EVFTA
07:03' - 23/09/2020
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 111/2020/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020 - 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.