Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp mùa cao điểm cuối năm
Nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đang tung ra các gói tín dụng ưu đãi dành cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động trong mùa cao điểm kinh doanh cuối năm. Thế nhưng, câu chuyện chênh lệch cung – cầu tín dụng mùa cuối năm lại vẫn đang diễn ra. Năm nay nguyên nhân lại là do sức cầu tín dụng suy yếu.
Dù ngành ngân hàng liên tục đẩy ra thị trường nhiều gói tín dụng ưu đãi, thế nhưng, chênh lệch cung – cầu tín dụng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh vẫn đang diễn ra. Ảnh: BNEWS phát
* Gỡ bài toán chênh lệch
Dù ngành ngân hàng liên tục đẩy ra thị trường nhiều gói tín dụng ưu đãi, thế nhưng, chênh lệch cung – cầu tín dụng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh vẫn đang diễn ra. Khác với mọi năm, doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, thì hiện nhiều ngân hàng lại trong tình trạng dư thừa vốn, phải tìm khách hàng. Thực tế, số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, tính đến cuối tháng 9/2024, dư nợ tín dụng trên địa bàn chỉ tăng 5,83% so với cuối năm, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành là 9%. Với diễn biến này, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14-15% trong năm nay ở Tp. Hồ Chí Minh sẽ rất khó khả thi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cung – cầu tín dụng ở Tp. Hồ Chí Minh có sự chênh lệch trong thời gian qua. Theo ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Tp. Thủ Đức (Tp. Hồ Chí Minh), hiện các doanh nghiệp chỉ cần có đơn hàng, có kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt là có thể được vay vốn. Việc xét duyệt các điều kiện vay vốn cũng đơn giản, thuận tiện hơn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện rất thận trọng trong việc vay vốn, vì không muốn gia tăng thêm chi phí, mà chỉ muốn tiền khách hàng trả về và tái đầu tư. Nhiều doanh nghiệp cũng cho biết, dù mặt bằng lãi suất hiện đang ở mức thấp, thế nhưng trong bối cảnh sức cầu của nền kinh tế chưa thật sự phục hồi như kỳ vọng và những biến động từ thị trường quốc tế, các doanh nghiệp chủ trương hạn chế vay thêm nợ, thậm chí giảm dư nợ tín dụng để bớt áp lực tài chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp mong muốn tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, ổn định từ phía ngân hàng nhưng thường lãi suất ưu đãi chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, rồi lại phải vay với lãi suất thả nổi theo thị trường, do đó doanh nghiệp e ngại rủi ro khi thị trường lãi suất biến động mạnh. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (chiếm đa số trên thị trường), thường có báo cáo tài chính không được “chỉn chu” nên vẫn rất khó tiếp cận vốn từ ngân hàng… Bù lại, điểm tích cực của hoạt động tín dụng ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay là ngành ngân hàng đang làm rất tốt chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp. Chỉ trong vòng 10 tháng qua, đã có tới 34 hội nghị kết nối, ký kết cho vay vốn và đối thoại doanh nghiệp tại các quận, huyện trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh được diễn ra. Số lượng hội nghị bằng cả năm 2023 và là năm có số hội nghị được tổ chức cao nhất từ trước đến nay. Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, thông qua chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp, ngành ngân hàng thành phố đã nhanh chóng nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Đây được coi là hoạt động khá hữu ích không chỉ cho doanh nghiệp, mà cả với chính ngân hàng. Đáng chú ý, sau 10 tháng, chương trình này đã giải ngân đến 548.337 tỷ đồng, bằng 107,5% quy mô gói. Qua đó, đã cho 166.291 khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã trên địa bàn được vay vốn. “Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp không chỉ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mà còn là giải pháp để ngành ngân hàng thực hiện các cơ chế chính sách về lãi suất, cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, các gói tín dụng ưu đãi… Đây cũng là giải pháp trọng tâm và là động lực để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trên địa bàn thành phố vào các tháng cuối năm”, ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết.- Từ khóa :
- tiếp cận vốn
- lãi suất
- ngân hàng
- doanh nghiệp
Tin liên quan
-
Tài chính
Hướng tiếp cận vốn mới của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh
15:22' - 25/10/2024
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào các dịch vụ tài chính sẽ là đòn bẩy giúp mở rộng dịch vụ tài chính cho người dân sống ở những nơi khó tiếp cận
-
Tài chính
Cơ hội tiếp cận vốn mới của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh
17:13' - 21/10/2024
Các nhóm thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức, trong khi các doanh nghiệp lớn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV: Tạo điều kiện cho việc nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam
11:43'
Sáng 17/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến tạo “siêu đô thị” sau sáp nhập TP.Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu
11:36'
TP. Hồ Chí Minh mới trên cơ sở sáp nhập TP. Hồ Chí Minh với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu hứa hẹn kiến tạo một siêu đô thị mới tại vùng Đông Nam Bộ khi phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Hoa Kỳ tổ chức đàm phán cấp Bộ trưởng về Hiệp định thương mại đối ứng
11:07'
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có phiên đàm phán trực tiếp cấp Bộ trưởng với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Jamieson Greer chiều 16/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Long An thu hút đầu tư bằng các chiến lược đột phá
10:29'
Tỉnh Long An đã và đang phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư bằng các chiến lược mang tính đột phá, trọng tâm và đồng bộ trong nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Có người đứng đầu chưa quan tâm đúng mức phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
09:55'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, người đứng đầu còn chưa quan tâm, nhất là trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
09:42'
Ngày 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Chỉ thị số 13/CT - TTg, về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Biểu quyết thông qua 2 nghị quyết
08:04'
Ngày 17/5, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
21:49' - 16/05/2025
Dự thảo Nghị quyết đã điều chỉnh thời điểm áp dụng việc bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh từ ngày 1/1/2026, thay vì ngày 1/7/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo 7 tập đoàn hàng đầu của Thái Lan
21:25' - 16/05/2025
Chiều 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo 7 tập đoàn, doanh nghiệp lớn hàng đầu của Thái Lan.