Tăng tính đối thoại, tranh luận trong các phiên làm việc của Kỳ họp Quốc hội thứ 5
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV là kỳ họp giữa năm 2018, năm bản lề của nhiệm kỳ 2016 - 2021. Vì vậy, chương trình nghị sự của kỳ họp lần này có ý nghĩa quan trọng, góp phần tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; xây dựng đất nước ngày càng đổi mới, phát triển nhanh, vững mạnh về mọi mặt của đời sống kinh tế-chính trị, xã hội.
Theo thông lệ, tại kỳ họp giữa năm, Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật (chiếm tỷ lệ 60% tổng thời gian của kỳ họp). Cụ thể, Quốc hội sẽ dành 12 ngày để xem xét, thông qua 8 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự án luật khác. Các dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua gồm: Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật An ninh mạng; Luật Quốc phòng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến Luật Quy hoạch. Các dự án luật được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến gồm: Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đặc xá; Luật Cảnh sát biển; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dành khá nhiều thời gian cho hoạt động giám sát tối cao và xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng khác. Trong đó, Quốc hội sẽ xem xét Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2018; phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016; giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011-2016; xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2019; xem xét, quyết định về công tác nhân sự. * Nhiều đổi mới tại Kỳ họp thứ 5 Trao đổi bên lề cuộc họp báo sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Tại kỳ họp này, Quốc hội tiếp tục có những cải tiến, đổi mới về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Cụ thể, thời gian để mỗi đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là 1 phút và sau khi 3 đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, người bị chất vấn phải trả lời ngay; thời gian dành cho mỗi lần trả lời là 3 phút. Việc cải tiến, đổi mới này được thực hiện trên cơ sở kết quả thí điểm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp lần thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm mục đích tăng cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh phúc chỉ rõ: Cách thức này giúp tăng số người hỏi, đồng thời tránh sự trùng lặp. Người trả lời phải nghiên cứu sâu sắc, trả lời ngắn gọn. Ngoài ra, để giúp các Bộ trưởng làm quen với cách thức này, Quốc hội bố trí 3 đại biểu hỏi rồi Bộ trưởng trả lời chứ không phải hỏi và trả lời ngay như trong phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó, một điểm mới tại kỳ họp này là ngoài những nội dung có Nghị quyết riêng, Quốc hội dự kiến ra một Nghị quyết chung của kỳ họp, bao quát các vấn đề đã được Quốc hội bàn thảo và quyết định. Liên quan đến trường hợp bà Phan Thị Mỹ Thanh vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thôi nhiệm vụ làm đại biểu Quốc hội kể từ ngày 14/5/2018, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Ngày 4/5/2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận được đơn của bà Phan Thị Mỹ Thanh, đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Đồng Nai xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội vì lý do sức khỏe không ổn định và đang bị kỷ luật về mặt Đảng.Đảng đoàn Quốc hội đã có văn bản báo cáo Ban Bí thư. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, Ban Bí thư đã có ý kiến đề nghị Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo xem xét, chấp nhận đơn xin thôi làm đại biểu Quốc hội khóa XIV của bà Phan Thị Mỹ Thanh theo quy định của pháp luật.
Luật Tổ chức Quốc hội quy định: Việc chấp nhận đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ do Quốc hội quyết định. Trong thời gian Quốc hội không họp thì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. “Vì thế, tại Kỳ họp thứ 5 này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo với Quốc hội kết quả cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội của bà Phan Thị Mỹ Thanh”, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu rõ. Đối với dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đánh giá: Đây là một trong những dự án luật được dư luận rất quan tâm và sẽ được xem xét thông qua theo quy trình 3 kỳ họp.Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu, sau đó Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu để hoàn thiện dự án Luật trình ra Kỳ họp thứ 5 để Quốc hội cho ý kiến lần 2. Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu, giải trình để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
Trong dự án Luật còn một số nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau trong đó có vấn đề xử lý tài sản kê khai không trung thực hay người kê khai không giải trình được một cách hợp lý tài sản tăng thêm. Hiện nay, Chính phủ trình ra 2 phương án. Phương án 1 là thu thuế 45% thuế thu nhập cá nhân đối với tài sản kê khai không trung thực hoặc giải trình không hợp lý.Phương án 2 là xử phạt hành chính với mức phạt 45% giá trị của phần tài sản tăng thêm. Qua xem xét, Ủy ban Tư pháp – cơ quan thẩm tra dự án Luật cho rằng, cách tiếp cận như vậy chưa thật sự phù hợp. “Tinh thần là xử lý nghiêm, thu hồi tài sản do vi phạm pháp luật mà có nhưng vẫn phải tôn trọng, bảo đảm quyền sở hữu tài sản đã được Hiến định”, ông Hoàng Thanh Tùng khẳng định. Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, các cơ quan sẽ nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu để báo cáo Quốc hội thông qua dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 6./.
- Từ khóa :
- kỳ họp quốc hội
- quốc hội
- kỳ họp thứ 5
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Phiên họp thứ 24 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
20:04' - 16/05/2018
Sau ba ngày làm việc tích cực, khẩn trương, chiều 16/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình Phiên họp thứ 24.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 24 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV: Giải quyết kiến nghị của cử tri
13:14' - 15/05/2018
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 24 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, sáng 15/5, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng: Chuyến công tác của Thủ tướng góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác truyền thống
08:21'
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và các hoạt động ở Brazil từ ngày 4-8/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu tại Hội nghị BRICS
08:13'
Tại Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” ngày 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị thúc đẩy ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Brazil và Mercosur
08:12'
Chiều 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và tổ chức nghiệp đoàn doanh nghiệp Brazil để thúc đẩy ký FTA Việt Nam - Brazil và Mercosur.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho dự án metro Bến Thành - Tham Lương
21:24' - 07/07/2025
Sau khi dừng sử dụng vốn ODA, dự án dự kiến chuyển sang đầu tư công từ ngân sách thành phố và bổ sung quy mô (bao gồm công trình kết nối đồng bộ tuyến metro số 1, số 2 tại ga Trung tâm Bến Thành).
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành theo công trình khẩn cấp
19:40' - 07/07/2025
Dự án mở rộng đường cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành có phạm vi đầu tư mở rộng tuyến có tổng chiều dài gần 22km.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm tại Công ty ZHolding vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi
18:47' - 07/07/2025
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52' - 07/07/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27' - 07/07/2025
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16' - 07/07/2025
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.