Tây Ninh khoanh định nhiều khu vực cấm khai thác khoáng sản
Ngày 28/7, kết luận tại cuộc họp UBND tỉnh Tây Ninh: Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Phạm Văn Tân đã đồng ý theo tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh khoanh định 4.575 khu vực, điểm cấm với tổng diện tích bị cấm khai thác khoáng sản là 140.584,24 ha.
Trong đó có 86 khu vực thuộc khu vực bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa; 23 khu vực và 10 điểm thuộc đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; 16 khu vực thuộc khu vực hồ thủy lợi, 113 khu vực thuộc đất quốc phòng, 42 khu vực thuộc đất an ninh, 638 khu vực thuộc đất tôn giáo, tín ngưỡng; 84 khu vực và 718 điểm thuộc đất thông tin và truyền thông, 2.758 khu vực thuộc đất giao thông, 20 khu vực thuộc đất dành cho phát triển công nghiệp và 36 khu vực thuộc đất phát triển năng lượng.
Tỉnh cũng khoanh định 31 khu vực tạm thời cấm thuộc đối tượng các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đang được nhà nước xem xét công nhận.Theo bà Nguyễn Thị Hiếu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, việc khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác khoáng sản (đất san lấp, đá, sỏi phún, cát…) là làm cơ sở để thống nhất quản lý, bảo vệ các lợi ích kinh tế, xã hội; các công trình di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; khu vực đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, hồ chứa nước thủy lợi; các khu vực dành cho mục đích an ninh quốc phòng, các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng…không bị xâm hại bởi hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.Cũng theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, hiện trên địa bàn tỉnh còn 70 dự án khai thác khoáng sản tại 7 huyện là Trảng Bàng, Gò Dầu, Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu và Dương Minh Châu được tỉnh cấp phép còn hiệu lực, nhưng không nằm trong các khu vực khoanh định cấm hoạt động khoán sản. Riêng các mỏ khai thác đá trên khu vực núi Bà Đen đều đã ngừng hoạt động, đóng cửa mỏ.Ông Võ Đức Trong, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông đề nghị UBND tỉnh Tây Ninh xem xét lại việc cấp phép hoạt động khai thác cát trong hồ Dầu Tiếng vì công trình này đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp vào công trình an ninh quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt (theo quy định hoạt động khai thác khoáng sản phải cách xa bờ, đập 500 mét trở lên), nhưng hiện nay vẫn còn 5 dự án khai thác cát đang hoạt động gần các bờ đập phụ và xe tải chở cát hàng ngày vẫn lưu thông trên bờ hồ là chưa an toàn cho công trình hồ nước.Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Phạm Văn Tân giao Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh đối chiếu với các quy định của bộ, ngành liên quan về bảo vệ hồ đập để có hướng xử lý, di dời các doanh nghiệp khai thác cát trong hồ Dầu Tiếng trong thời gian tới, để bảo đảm an toàn cho các công trình hồ đập theo quy định./.- Từ khóa :
- khoáng sản
- tây ninh
- khai thác
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản tại Tây Ninh
11:24' - 25/07/2017
Tây Ninh đã buộc Công ty Xuân Lan phải chấm dứt ngay mọi hoạt động khai thác khoáng sản theo giấy phép đã cấp do ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sinh hoạt của các hộ dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo sửa đổi chính sách thuế, phí khoáng sản
21:06' - 13/07/2017
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan đề xuất việc sửa đổi, bổ sung chính sách thuế, phí đối với tài nguyên khoáng sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An sẽ triển khai 19 dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
14:50'
Tỉnh Nghệ An sẽ triển khai 19 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn miền Tây theo Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỗi năm lực lượng lao động được bổ sung khoảng 500 nghìn người
12:05'
Chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp xây dựng và khu vực dịch vụ nên năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian qua đã cải thiện đáng kể...
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Ngân sách nhà nước, tăng sự tự chủ của các địa phương
11:57'
Việc sửa Luật thúc đẩy sự phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, linh hoạt, nâng cao sự tự chủ của các địa phương theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương tự chịu trách nhiệm”
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ hợp tác giữa Quảng Tây (Trung Quốc) với các địa phương Việt Nam bước vào thời kỳ hoàng kim
11:02'
Đối với Quảng Tây (Trung Quốc), Việt Nam được xem là đối tác gần gũi nhất, khi chỉ cần mở cửa là đã tiếp giáp. Trong triển khai hợp tác quốc tế, quốc gia đầu tiên Quảng Tây hướng đến cũng là Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng hướng tới thành trung tâm giao thương quốc tế
10:37'
Chính sách thuế mới của Hoa Kỳ đang đặt ra nhiều thách thức cho Hải Phòng - trung tâm kinh tế và cảng biển quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời
10:23'
Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
09:00'
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam và TKV ký thỏa thuận hợp tác toàn diện
22:12' - 10/04/2025
Ngày 10/4, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
21:18' - 10/04/2025
Đây là lần thứ 4 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp triển khai kết luận của Bộ Chính trị, các chỉ đạo của Lãnh đạo chủ chốt, Tổng Bí thư Tô Lâm trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.