Tết Đoan Ngọ 2025: Văn khấn và giờ cúng chuẩn nhất

11:04' - 28/05/2025
BNEWS Tìm hiểu văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ chi tiết chuẩn truyền thống 2025, giờ cúng đẹp nhất, mâm cỗ cúng đầy đủ và cách thực hiện đúng phong tục giúp gia đình bình an, mạnh khỏe.

Tết Đoan Ngọ 2025 rơi vào thứ Bảy, ngày 31/5/2025 dương lịch (tức mùng 5 tháng 5 âm lịch). Đây là dịp lễ truyền thống mang ý nghĩa “diệt sâu bọ” – xua đuổi tà khí, cầu mong sức khỏe và bình an cho cả gia đình.

Trong ngày này, nghi lễ cúng tổ tiên là phần không thể thiếu, đòi hỏi sự chu đáo từ mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ đến văn khấngiờ cúng phù hợp.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết và chuẩn phong tục truyền thống.

Bài văn khấn Tết Đoan Ngọ chuẩn truyền thống 

(Trích từ "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" – NXB Văn hóa Thông tin)

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài bản xứ thổ công, thổ địa, táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần.
Con kính lạy tổ tiên nội ngoại họ...
Hôm nay là ngày mùng 5 tháng 5 năm Giáp Thìn, nhằm tiết Đoan Ngọ.
Tín chủ con là: [Họ tên]
Ngụ tại: [Địa chỉ]
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, dâng lên trước án. Kính mời:
- Chư vị Tổ tiên nội ngoại họ...
- Gia tiên tiền tổ, hương linh phụ mẫu.
- Cửu huyền thất tổ nội ngoại đồng lai hâm hưởng.
Cúi xin các Ngài thương xót con cháu, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành.
Phù hộ độ trì cho toàn gia được bình an, mạnh khỏe, vạn sự tốt lành, tránh được mọi tai ương tật bệnh, diệt trừ sâu bọ, gia đạo hưng long.
Tín chủ thành tâm kính lễ, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! 
Nam mô A Di Đà Phật! 

Giờ cúng Tết Đoan Ngọ đẹp nhất năm 2025

Theo quan niệm dân gian, cúng vào giờ Ngọ (từ 11h – 13h trưa) là đẹp nhất vì đây là thời điểm dương khí đạt cực thịnh, thích hợp để “diệt sâu bọ” và cầu an. Tuy nhiên, nếu gia đình bận rộn, bạn có thể cúng từ sáng sớm (7h – 9h) đến trước 12h trưa vẫn hợp lý.

 

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ không quá cầu kỳ nhưng cần đúng lễ, thể hiện lòng thành. Tùy theo vùng miền, mâm lễ có thể gồm:

Lễ ngọt (thường cúng vào buổi sáng hoặc trưa):

  • Rượu nếp (nếp cẩm hoặc nếp cái hoa vàng) – tượng trưng cho việc “diệt sâu bọ”.

  • Bánh ú tro – thanh mát, dễ tiêu, gắn liền với phong tục Tết Đoan Ngọ.

  • Hoa quả theo mùa: mận, vải, dưa hấu, xoài, chuối...

  • Hoa tươi: hoa sen, hoa cúc hoặc hoa huệ.

  • Trầu cau, hương đèn, vàng mã.

Lễ mặn (có thể thêm tùy phong tục từng nhà):

  • Gà luộc hoặc thịt luộc

  • Xôi gấc, xôi vò

  • Chè đậu xanh, chè trôi nước (miền Nam)

Lưu ý: Mâm cỗ nên được bày biện sạch sẽ, trang trọng trên bàn thờ tổ tiên.

>>> Tết Đoan Ngọ: Mâm cỗ cúng gồm những gì?

>>> Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Tết Đoan Ngọ 2025 rơi vào ngày nào dương lịch?

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục