Tham gia AEC: Khó khăn lớn nhất của lao động là ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lập vào cuối năm 2015, đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của các nước khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là cơ hội cho lao động Việt Nam.
Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực, lao động Việt Nam cần phải khắc phục được những yếu điểm tồn tại trong suốt thời gian qua. Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) đã chia sẻ với phóng viên TTXVN bên lề Quốc hội ngày 23/11 về vấn đề này.
Phóng viên: Nhiều ý kiến cho rằng, khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam sẽ chịu nhiều áp lực cạnh tranh về thị trường lao động đối với các nước trong khu vực, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Cộng đồng ASEAN có 3 trụ cột: kinh tế, văn hóa, chính trị. Hướng của Cộng đồng ASEAN là đi đến thống nhất thành một thị trường chung, một khối đoàn kết chung của 625 triệu người trong 10 quốc gia ASEAN; trong đó dẫn đến sự tự do hóa về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động. Cho nên vấn đề lao động sẽ đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng có những thách thức.Cơ hội là mình có thể đi lao động, làm việc ở 10 quốc gia, nhưng ngược trong nước ta cũng sẽ nhận được nhiều lao động của các nước khác trong khu vực. Vấn đề ở đây là sự cạnh tranh lao động. Chưa bao giờ cạnh tranh giữa các trường đại học lại gay gắt như hiện nay.
Do đó, ngay từ bây giờ, trong quá trình chúng ta đang cải cách và hoàn thiện hệ thống giáo dục; xây dựng chương trình đào tạo theo hướng hội nhập phải làm sao để đưa các kỹ năng cho người lao động có tay nghề cao; trong đó có vấn đề về ngoại ngữ.
Ví dụ, tôi đã từng phỏng vấn một công ty của Thái Lan, tôi hỏi họ khi đến Việt Nam cần chuẩn bị gì trước. Họ nói, họ phải chuẩn bị 2 ngoại ngữ: tiếng Anh và tiếng Việt. Vậy thì người Việt khi đi Thái có chuẩn bị tiếng Thái không, hay chỉ chuẩn bị tiếng Anh. Rõ ràng lao động Thái Lan khi sang Việt Nam họ hiểu rất rõ về thực trạng của Việt Nam. Do đó, tôi cho rằng, lao động tại Việt Nam, nhất là lao động kỹ năng sẽ chịu nhiều sự cạnh tranh. Cho nên trong chương trình đào tạo của các trường hiện nay cũng phải đặt trong bối cảnh cạnh tranh, bối cảnh hội nhập đó. Bên cạnh đó, các trường đào tạo nghề cũng vậy, cả một hệ thống cũng phải đi theo. Đó phải là một chuỗi hành động cụ thể, mặc dù đã muộn nhưng chúng ta cũng phải tiếp tục rà soát. Phóng viên : Ông đánh giá thế nào về thị trường lao động trong thời gian tới? Đại biểu Trần Hoàng Ngân : Thời gian tới, tôi nghĩ thị trường lao động sẽ sôi động hơn, đồng thời chất lượng lao động cũng được nâng cao hơn. Đặc biệt, khi nền kinh tế của ASEAN phát triển, lĩnh vực lao động cũng có sự tiến triển. Chúng ta đã có bài học kinh nghiệm trong Cộng đồng châu Âu, từ đó có thể giúp kinh tế ASEAN tiếp tục phát triển như những đầu tàu dẫn dắt tăng trưởng của kinh tế thế giới. Phóng viên : Những khó khăn, thách thức mà lao động Việt Nam sẽ phải đối mặt là gì, thưa ông? Đai biểu Trần Hoàng Ngân : Khó khăn, thách thức lớn nhất đối với lao động Việt Nam là kỹ năng liên quan đến ngoại ngữ, giao tiếp, tổ chức thực hiện, trình bày, làm việc nhóm... Những điều này thời gian qua nhiều trường Đại học đã đưa vào dạy ngoại khóa. Có trường cho đó là tiêu chuẩn bắt buộc phải có giấy chứng nhận kỹ năng thì mới được ra trường. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất đối với lao động Việt Nam chính là ngoại ngữ. Phóng viên : Theo ông, Việt Nam cần thực hiện những giải pháp nào để khắc phục khó khăn trên? Đại biểu Trần Hoàng Ngân : Hiện nay chúng ta có rất nhiều giải pháp, tùy từng Bộ, ban, ngành thì sẽ triển khai cụ thể vào lĩnh vực của mình để tạo ra một thị trường lao động cạnh tranh, có chất lượng. Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy nghề, học nghề; có chính sách đãi ngộ, thu hút giáo viên dạy nghề; xây dựng cơ chế để các doanh nghiệp và cơ sở sử dụng lao động tham gia xây dựng, đánh giá chương trình đào tạo, hướng tới doanh nghiệp phải là một trong những chủ thể đào tạo nghề. Chúng ta cũng cần đổi mới cơ cấu hệ thống dạy nghề trên cơ sở khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với đất nước, xu thế các nước trong khu vực và thế giới. Ngoài ra, cần gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Đặc biệt, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề, nhất là đối với những nước thành công trong phát triển dạy nghề ở khu vực ASEAN và trên thế giới. Phóng viên : Xin cảm ơn ông./. Khánh An/BNEWS/TTXVN (Thực hiện)Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UNIDO, WTO và IMF lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ
16:23'
Nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, WTO và IMF đã bày tỏ lo ngại về các tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ứng phó với lệnh kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc
16:07'
Các doanh nghiệp Hàn Quốc như LS và POSCO đang nhanh chóng có biện pháp sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả đòn thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống điện Indonesia sẽ được bổ sung thêm hơn 2GW trong năm nay
15:37'
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất thêm hơn 2.000 MW, tương đương 2 Gigawatt (GW) điện năng trong năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hướng đến mục tiêu tự chủ năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.