Tháo điểm nghẽn phát triển năng lượng xanh
Trong bối cảnh Việt Nam tăng tốc thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 và hướng tới mức hai con số giai đoạn 2026–2030, năng lượng tái tạo đang trở thành động lực then chốt cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai lĩnh vực này vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt là các rào cản về thể chế, hạ tầng và cơ chế đầu tư.
Các định hướng lớn từ Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, được ban hành ngày 11/2/2020, là Nghị quyết số 55-NQ/TW về "Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; Quy hoạch điện VIII và Luật Điện lực (sửa đổi) đều nhấn mạnh vai trò trọng yếu của năng lượng tái tạo trong bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, được thông qua đầu năm 2025, đã nâng tổng công suất điện dự kiến phục vụ nhu cầu trong nước lên tới hơn 236.000 MW, tăng gần 81.000 MW so với bản quy hoạch trước. Điện mặt trời, điện gió, cùng với điện hạt nhân dạng mô đun nhỏ (SMR), được xác định là trụ cột trong cơ cấu nguồn điện tương lai. Tuy nhiên, để hiện thực hóa quy hoạch này, cần sớm tháo gỡ những điểm nghẽn đang kìm hãm quá trình triển khai.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, có bốn nhóm rào cản chính đang làm chững lại sự phát triển của năng lượng tái tạo, đó là sự chậm trễ trong ban hành các kế hoạch triển khai cụ thể sau khi quy hoạch tổng thể được thông qua.
Việc xử lý các dự án có vi phạm hoặc vướng mắc theo kết luận thanh tra còn kéo dài, đặc biệt ở khâu pháp lý và hồi tố về giá mua điện. Bên cạnh đó là thiếu cơ chế triển khai thực tế cho điện gió ngoài khơi, khiến đến nay chưa có dự án nào được khởi động. Ông Tuấn cũng cho rằng, quá trình chuyển đổi từ nhiệt điện than sang điện khí còn chậm do vướng mắc về giá khí và hợp đồng sản lượng, làm giảm hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Một trong những nút thắt lớn nhất hiện nay là hạ tầng truyền tải điện thiếu đồng bộ. Nhiều dự án điện gió, điện mặt trời dù đã xây dựng xong vẫn chưa thể phát điện do không có đường dây truyền tải phù hợp.
Việc phát triển hạ tầng đi sau nguồn điện đã làm lỡ nhịp đầu tư và gây lãng phí nguồn lực xã hội. Mặt khác, các quy trình thẩm định, phê duyệt và cấp phép cho dự án vẫn còn kéo dài, trong khi cơ chế giá mua điện chưa rõ ràng và thiếu ổn định, gây tâm lý e ngại cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngoài ra, "bài toán" vốn cũng là trở ngại không nhỏ. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước, lực lượng được kỳ vọng đóng vai trò chủ lực trong phát triển năng lượng xanh vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn dài hạn với lãi suất phù hợp. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao còn thiếu, ảnh hưởng đến quá trình vận hành và duy trì các dự án điện tái tạo hiện đại, đòi hỏi công nghệ tiên tiến.
Thách thức về thể chế không chỉ dừng ở ngành điện, mà còn lan sang các quy định pháp luật liên quan đến sử dụng đất, bảo vệ môi trường, đấu nối lưới điện, cũng như cơ chế điều tiết giữa trung ương và địa phương. Việc thiếu một bộ quy hoạch tích hợp về năng lượng tái tạo, giống như kinh nghiệm của Trung Quốc, khiến quá trình triển khai còn phân mảnh, chưa đảm bảo sinh kế người dân và thiếu định hướng dài hạn gắn với quy hoạch vùng.
Trước những tồn tại này, Chính phủ đã có những bước đi tích cực nhằm cải thiện môi trường đầu tư cho năng lượng tái tạo. Nghị định 58/2025/NĐ-CP được ban hành đầu tháng 3/2025 là nỗ lực mới nhất nhằm cụ thể hóa Luật Điện lực sửa đổi, quy định rõ hơn về các điều kiện phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
Điểm đáng chú ý là cơ chế điều chỉnh giá điện theo vùng miền, phản ánh đúng tín hiệu thị trường và khuyến khích đầu tư ở khu vực gần phụ tải tiêu thụ. Đây được kỳ vọng sẽ tạo động lực để đẩy nhanh tiến độ các dự án mới, nhất là các nguồn điện gió và mặt trời – vốn có thời gian xây dựng ngắn hơn so với thủy điện hay nhiệt điện truyền thống.
Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, để vượt qua các rào cản, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Theo Đại sứ Na Uy tại Việt Nam bà Hilde Solbakken, quan hệ đối tác công - tư là nhân tố quyết định trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Bên cạnh vai trò hoạch định chính sách của nhà nước, chính khu vực tư nhân sẽ là lực lượng giải quyết các bài toán về công nghệ, vốn đầu tư và đổi mới mô hình kinh doanh năng lượng xanh. Tại Việt Nam, xu hướng này đang được thúc đẩy mạnh mẽ thông qua Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, xác định khu vực tư nhân là lực lượng chủ lực trong đổi mới mô hình tăng trưởng.
Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km và tiềm năng gió, mặt trời lớn, Việt Nam đang nắm trong tay nhiều lợi thế để phát triển năng lượng tái tạo. Song song đó, các cam kết quốc tế như Net Zero vào năm 2050, cùng áp lực từ các hàng rào phi thuế quan của EU, Mỹ như CBAM, CSRD… đang đặt ra yêu cầu cấp bách cho Việt Nam phải chuyển mình nhanh hơn.
Năng lượng xanh không chỉ là “chìa khóa” bảo đảm an ninh năng lượng mà còn là điều kiện tiên quyết để duy trì vị thế xuất khẩu và năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong dài hạn, việc xây dựng hành lang pháp lý minh bạch, nhất quán; nâng cấp hạ tầng truyền tải điện đồng bộ với phát triển nguồn; tạo cơ chế giá điện hợp lý và ổn định; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn và công nghệ… là những giải pháp then chốt để tháo gỡ rào cản và đưa năng lượng tái tạo trở thành lực đẩy mạnh mẽ trong chiến lược phát triển xanh của Việt Nam. Đó cũng là con đường tất yếu để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững và hội nhập sâu vào chuỗi giá trị xanh toàn cầu.
Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Khung giá mới không còn là “phần quà” chia đều cho doanh nghiệp năng lượng tái tạo
12:34' - 24/01/2023
Khung giá mới không còn là “phần quà” chia đều cho doanh nghiệp năng lượng tái tạo
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết điểm nghẽn cho phát triển năng lượng tái tạo
15:39' - 27/11/2019
Một cơ chế đấu thầu cũng không giải quyết được hết vấn đề. Điều quan trọng là cần áp dụng áp dụng đấu thầu với quy trình tốt để đảm bảo sàng lọc trước những bên tham gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo
21:32' - 23/07/2025
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Công điện số 118/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 233/NQ-CP ngày 10/12/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhu cầu vật liệu tăng cao tại các công trình trọng điểm ở TP. Hồ Chí Minh
21:25' - 23/07/2025
Nhu cầu vật liệu xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2025 – 2026 tăng cao, đặc biệt với đá xây dựng, cát và đất san lấp phục vụ các dự án hạ tầng quy mô lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
AMRO nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025
20:34' - 23/07/2025
Trái ngược với xu hướng điều chỉnh giảm của khu vực, AMRO đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2025 của kinh tế Việt Nam lên 7%, cao hơn mức 6,5% đưa ra hồi tháng 4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Senegal
20:05' - 23/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Senegal El Malick Ndiaye đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Senegal.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
19:08' - 23/07/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 120/CĐ-TTg ngày 23/7/2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
18:25' - 23/07/2025
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông dòng vốn mới để hiện thực mục tiêu tăng trưởng hai con số
16:04' - 23/07/2025
Việc sớm có các giải pháp khơi thông nguồn vốn mới là thực sự quan trọng để có thể đáp ứng nhu cầu vốn khổng lồ cho việc hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng hai con số trong giai đoạn mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Avestos
15:20' - 23/07/2025
Sáng 23/7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Avestos (Cộng hòa Liên bang Đức).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới
15:08' - 23/07/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo việc xây dựng các luật đảm bảo đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chuyển đổi từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết.