Thay đổi cách tiếp cận chiến lược năng lượng
Việc phân bố hệ thống năng lượng theo vùng, lãnh thổ còn thiếu cân đối. Với những biến động trong hoạt động xuất nhập khẩu năng lượng gần đây, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu tịnh năng lượng.
PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho hay, Việt Nam vẫn đang phát triển công nghiệp hóa “cổ điển” như các ngành than, thép, cơ khí hóa, điện khí hóa....và các ngành khai thác tài nguyên truyền thống như xi măng, sắt thép. Các ngành này hiệu quả kinh tế không cao trong khi tiêu tốn tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
"Công nghiệp hiện vẫn chiếm phần lớn cơ cấu tiêu thụ năng lượng với 45,7%, giao thông vận tải 31,7%. Trong khi ngành khai thác tài nguyên, đặc biệt là than và dầu khí đang có xu hướng giảm và gặp nhiều khó khăn", ông Thiên nói. Ông Trần Đình Thiên cũng cho rằng, ngành năng lượng Việt Nam có tài nguyên khá dồi dào, phong phú nhưng Việt Nam lại khó cạnh tranh với chi phí năng lượng vẫn còn cao. Vì vậy, phải thay đổi toàn bộ tư duy và cách tiếp cận chiến lược năng lượng; trong đó, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng là “bắt buộc” chứ không chỉ là “cần lựa chọn”. Liên quan tới vấn đề này, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) bày tỏ, ngành năng lượng Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó. Đó là việc chấm dứt phát triển năng lượng hạt nhân, khủng hoảng nhân sự tại Tập đoàn Dầu khí, vấn đề điều chỉnh giá điện, tăng phí môi trường xăng dầu, nguồn than ngày càng cạn kiệt và khó khai thác hơn... Cụ thể, các chuyên gia cho rằng, trong cung cấp than, hạn chế về trình độ công nghệ thăm dò, phương pháp đánh giá dẫn đến chi phí đầu tư lớn, sai số cao, độ tin cậy thấp và những rủi ro không lường trước khi thăm dò, đánh giá trữ lượng than. Bên cạnh đó, tài nguyên than chưa được đánh giá theo nguyên tắc thị trường, dẫn đến lãng phí, quản lý không hiệu quả và không thể chia sẻ, hội nhập với thị trường thế giới. Đối với dầu, khí, việc khai thác có điều kiện địa chất phức tạp, một số mỏ đưa vào khai thác với sản lượng thấp hơn so với sơ đồ công nghệ; trữ lượng các mỏ dầu mới phát hiện nhỏ...Trong khi đó đến nay, các yếu tố phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch của Việt Nam vẫn còn rất ít. Dự báo, trong khoảng 10-15 năm tới, nhu cầu tăng trưởng năng lượng ngày càng cao thì áp lực lên giá năng lượng sẽ ngày càng lớn. Đại diện Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nhu cầu tăng trưởng năng lượng hàng năm là rất lớn. Vì vậy, cần phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống năng lượng như điện, dầu khí, than, năng lượng mới; trong đó, quan tâm phát triển năng lượng sạch, ưu tiên năng lượng mới và tái tạo. Đồng quan điểm trên, PGS. TS Trần Đình Thiên cho biết, từ trước tới nay, bàn về năng lượng chủ yếu nói tới sản xuất, nguồn cung. Trong khi đó, các khía cạnh khác trong tổng thể ngành năng lượng như tiêu dùng, sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao lại không được đề cập tới. “Thời gian tới, để giải quyết vấn đề, chiến lược phát triển năng lượng cần bao quát cả lĩnh vực sản xuất lẫn tiêu dùng. Bên cạnh đó, các chiến lược, định hướng, quy hoạch phát triển ngành từ trước tới nay chỉ có nhà nước làm thì nay cần dựa vào chiến lược phát triển thực tế của các doanh nghiệp”, ông Thiên nhấn mạnh. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là bước chuyển để cấu trúc lại hệ thống năng lượng toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài guồng máy đó. Xu hướng cơ bản sẽ là chi phí sản xuất năng lượng hóa thạch đắt lên, năng lượng tái tạo nhờ vào công nghệ hiện đại, chi phí ngày càng rẻ.Vì thế, PGS. TS. Trần Đình Thiên đề xuất, Việt Nam cần hướng tới một nền kinh tế hiện đại, công nghệ cao, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao thay vì các ngành “cổ điển” tiêu tốn tài nguyên và năng lượng.Đồng thời, hướng tới hệ thống năng lượng sạch và an toàn với trục chính là các nguồn năng lượng tái tạo mà Việt Nam có ưu thế là điện gió, điện mặt trời... Ngoài ra, phải định hình bước quá độ hợp lý cho ngành sản xuất điện “truyền thống” – nhiệt điện (than, dầu) với những điều kiện ràng buộc khắt khe về công nghệ, hạn chế ô nhiễm.
Theo TS. Võ Trí Thành, làm sao để vừa chuyển đổi chiến lược năng lượng, vừa xử lý tốt vấn đề khủng hoảng tại những doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn lớn… là vấn đề khó. Bởi, khi nói đến năng lượng, có 4 điểm mà các nước phát triển quan tâm và chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam cũng cần đặc biệt lưu ý.Thứ nhất là nguồn cung, cơ cấu và tốc độ thay đổi cơ cấu. Thứ hai là thị trường, chiến lược phát triển phải gắn với thị trường. Thứ ba là vai trò của ngành năng lượng, phải gắn trong nền kinh tế 4.0, song hành với dịch vụ, hạ tầng.
“Năng lượng còn là hội nhập. Chúng ta không thể né tránh xây dựng chiến lược phát triển năng lượng gắn với việc xây dựng chiến lược hội nhập cho Việt Nam. Đó sẽ là điểm cốt lõi”, TS. Võ Trí Thành nhận định. Theo Ban Kinh tế Trung ương, trong hội nhập, vấn đề năng lượng càng quan trọng, phải đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó, cần khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn năng lượng.../.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Giờ Trái đất 2018: Chung tay tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường
22:20' - 24/03/2018
Tối 24/3, khoảng 3.000 tình nguyện viên là các đoàn viên thanh niên, sinh viên, học sinh và người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia sự kiện “Chung tay tắt điện toàn cầu Giờ Trái đất 2018”.
-
Kinh tế tổng hợp
Phát minh loại cửa sổ có tính năng tự đổi màu để tiết kiệm năng lượng
07:09' - 10/03/2018
Theo nghiên cứu được công bố ngày 8/3 trên tạp chí Chem của Mỹ, các nhà khoa học Canada vừa chế tạo loại cửa sổ thông minh có thể tự đổi màu để tiết kiệm năng lượng.
-
Đời sống
Nhật Bản khởi động chiến dịch tiết kiệm năng lượng trong mùa Đông
14:59' - 01/11/2017
Ngày 1/11, Chính phủ Nhật Bản đã tái khởi động chiến dịch thường niên "Warm Biz" nhằm khuyến khích người dân nước này tiết kiệm năng lượng trong mùa Đông.
-
Doanh nghiệp
Ninh Bình: Nhà máy kính tiết kiệm năng lượng chính thức hoạt động
20:13' - 20/10/2017
Nhà máy kính tiết kiệm năng lượng, chất lượng cao CFG Ninh Bình đã đi vào hoạt động ngày 20/10.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Ninh Bình quyết liệt triển khai giải pháp nâng cao chỉ số PCI năm 2025
10:22'
Ninh Bình vừa ban hành Công văn số 100/UBND-VP2 yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
-
Kinh tế tổng hợp
Để kinh tế đêm thêm “tỏa sáng”
10:22'
Tại nhiều địa phương, nhất là đô thị phát triển mạnh du lịch, dịch vụ, các mô hình, hoạt động kinh tế đêm đã và đang thể hiện rõ sức hút đặc biệt.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 8/7/2025
08:44'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/7, sáng mai 9/7 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Tài chính báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành
21:09' - 07/07/2025
Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo về kết quả kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước.
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội yêu cầu hoàn thành cải tạo, chỉnh trang hai bên sông Tô Lịch trước ngày 30/8
20:03' - 07/07/2025
Từ nay đến trước ngày 30/8, các phường dọc hai bên bờ sông Tô Lịch phải triển khai xong toàn bộ việc cải tạo, chỉnh trang 2 bên sông như: lát vỉa hè, làm lan can, trồng cây xanh, thảm cỏ.
-
Kinh tế tổng hợp
Indonesia: Hàng loạt chuyến bay đến Bali bị hủy do núi lửa phun trào
20:02' - 07/07/2025
Ngày 7/7, hàng chục chuyến bay quốc tế và nội địa đi và đến từ đảo Bali của Indonesia đã bị hủy sau khi núi lửa Lewotobi Laki-Laki trên đảo Flores phun trào, tạo cột tro bụi khổng lồ, cao tới 18 km.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMN 8/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 8/7/2025. XSMN thứ Ba ngày 8/7
19:30' - 07/07/2025
Bnews. XSMN 8/7. KQXSMN 7/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 8/7. XSMN thứ Ba. Xổ số miền Nam hôm nay /7/2025. Trực tiếp KQXSMN ngày 8/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba ngày 8/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMT 8/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 8/7/2025. XSMT thứ Ba ngày 8/7
19:30' - 07/07/2025
Bnews. XSMT 8/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 8/7. XSMT thứ Ba. Trực tiếp KQXSMT ngày 8/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 8/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 8/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 8/7/2025. XSMB thứ Ba ngày 8/7
19:30' - 07/07/2025
Bnews. XSMB 8/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 8/7. XSMB thứ Ba. Trực tiếp KQXSMB ngày 8/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba ngày 8/7/2025.