Theo sát diễn biến giá cả thị trường để kiểm soát lạm phát

16:29' - 17/04/2024
BNEWS Bộ Tài chính cho biết, thời gian tới sẽ phối hợp với các bộ, ngành có liên quan theo sát diễn biến giá các mặt hàng thiết yếu như giá điện, giá xăng dầu, tránh để tác động tới lạm phát.
Theo đại diện lãnh đạo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), hiện Bộ Tài chính với vai trò là thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá thường xuyên theo dõi sát sao diễn biến thị trường, là đầu mối của các bộ, ngành để kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá những kịch bản điều hành cụ thể để đảm bảo CPI theo đúng mục tiêu đề ra.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, quý I/2024, giá cả thị trường trong nước cơ bản ổn định, diễn biến theo đúng với kịch bản điều hành giá của Ban Chỉ đạo điều hành giá đã đề ra.

Trong tháng 3, giá các mặt hàng tương đối ổn định do nguồn cung vẫn khá dồi dào trong khi nhu cầu không cao. Tuy nhiên, vẫn có một số mặt hàng tăng giá nhẹ như thịt lợn hơi do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi hay LGP theo biến động của thị trường thế giới, bên cạnh đó cũng có mặt hàng giảm giá như giá gạo ở thị trường miền Nam.

Về giá mặt hàng xăng, dầu, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá xăng, dầu thế giới để điều hành phù hợp với tình hình thị trường trong nước.
 
Về dịch vụ khám, chữa bệnh, hiện nay, giá dịch vụ được thực hiện theo quy định tại  về khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp

Bên cạnh đó, giá khám chữa bệnh theo yêu cầu, được thực hiện theo quy định về khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp.

Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường hàng hóa trong nước thời gian qua cơ bản bình ổn, nguồn cung hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu luôn được bảo đảm. Giá một số mặt hàng nhà nước quản lý đã có một số điều chỉnh theo lộ trình thị trường (giá điện, giá dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế...) nhưng với mức độ ít, mang tính kiềm chế và tập trung vào cuối năm nên về tổng thể tác động không lớn đến chỉ số giá tiêu dùng trong những năm qua.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục