Thị trường năng lượng cạnh tranh: Cần cách tiếp cận mới
Cần nâng cao nhận thức sâu rộng hơn trong các cấp lãnh đạo, doanh nghiệp và cộng đồng về phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh, bền vững, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới. Đây là ý kiến được các chuyên gia đưa ra tại diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, do Ban Tuyên giáo Trung ương giao Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đồng tổ chức ngày 6/12.
*Năng lượng quyết định khả năng phát triển bền vững Thông tin tại diễn đàn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – Phan Xuân Thủy cho hay, nhiều ý kiến dành sự quan tâm về những thách thức trong việc đảm bảo an ninh năng lượng ở Việt Nam, như: thách thức trong chuyển dịch năng lượng hướng tới phát thải ròng bằng “0”; nguy cơ thiếu hụt điện năng; thiếu tính đa dạng hóa các nguồn năng lượng; công tác triển khai quy hoạch các phân ngành năng lượng còn nhiều hạn chế, bất cập; bất cập trong chính sách giá;… Theo đó, Việt Nam cần ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong suốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp thúc đẩy thị trường năng lượng cạnh tranh trong thời gian tới. Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2020, với mục tiêu xây dựng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng (than, khí, điện) cạnh tranh lành mạnh, theo từng giai đoạn và có sự điều tiết của Nhà nước. Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia góp phần đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội và thực hiện các mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường hội nhập quốc tế. Tại diễn đàn, nhiều ý kiến thống nhất với nhận định: Năng lượng là yếu tố then chốt, có tính quyết định tạo khả năng phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới. Do vậy, bảo đảm an ninh năng lượng luôn là ưu tiên trong chiến lược phát triển của các quốc gia. Để thực hiện mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị, ông Lê Anh Chiến, Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) cho biết, tập đoàn đã và đang tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu năng lượng hợp lý; triệt để thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Đồng thời chủ động sản xuất được một số thiết bị chính trong các phân ngành năng lượng; nâng cấp, xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến, hiện đại. “Petrovietnam luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam, các công ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia, đồng thời không ngừng cải tiến công nghệ, cập nhật các công nghệ mới giúp giảm thiểu phát thải ra môi trường và hạn chế tối đa các rủi ro không mong muốn. Petrovietnam và các đơn vị thành viên luôn đảm bảo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật về an toàn, sức khỏe, môi trường hiện hành”, ông Chiến khẳng định. Phân tích mô hình phát triển năng lượng tái tạo của Đài Loan (Trung Quốc), PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình, Khoa Kinh tế, Đại học Mở Hà Nội nêu một số kinh nghiệm có tính ứng dụng cao khi phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh của Việt Nam. Theo đó, từ năm 2009, Đài Loan (Trung Quốc) đã ban hành Đạo luật phát triển năng lượng tái tạo, mở đường cho phát triển năng lượng tái tạo. Đạo luật quy tụ nhiều doanh nghiệp tham gia với mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo nhằm tách khỏi sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng có hạn, góp phần giảm lượng khí thải carbon và ngăn chặn những thảm họa do sự nóng lên toàn cầu gây ra. “Theo kinh nghiệm của các nước phát triển trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, để phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo cần tập trung vào các chính sách, hạ tầng truyền tải và điều độ vận hành hệ thống điện. Vì vậy, cần chuyển sang cơ chế đấu thầu để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư được chọn lựa để phát triển sẽ là nhà đầu tư đưa ra giá bán điện từ dự án điện năng lượng tái tạo thấp nhất”, bà Bình đề cập.*Thay đổi cách tiếp cận thị trường năng lượng cạnh tranh
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, để phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh cần một cách tiếp cận mới về tư duy thị trường, hiện đại hóa và tầm nhìn năng lượng tái tạo từ đó tạo cơ hội thời đại và vị thế quốc gia mới. Trong quá trình này, cần điều chỉnh chiến lượng phát triển năng lượng tái tạo cả phía cung lẫn phía cầu trên cơ sở căn bản về giá cả và thị trường điều tiết, chủ động đẩy mạnh quá trình thị trường hóa điện song hành cùng giá điện. “Để giá điện thực sự mang tính thị trường và công bằng trong xã hội, cần tách bạch vai trò giữa nhà nước và thị trường. Cần trả lại vai trò doanh nghiệp đích thực cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đồng thời đẩy nhanh việc hình thành cơ chế giá điện 2 thành phần (giá công suất và giá điện năng), cũng như chủ động có kế hoạch điều chỉnh giả điện theo mùa vụ, trừ trường hợp bất thường”, PGS.TS Trần Đình Thiên cho hay. Để phát huy vai trò báo chí trong tuyên truyền định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, các cơ quan báo chí cần tăng cường phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả hơn giữa các bộ, ngành, cơ quan để chủ động xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh. Ngoài ra, cần thúc đẩy thông tin, truyền thông trên nền tảng số. “Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần coi trọng và tăng đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan truyền thông, báo chí làm nhiệm vụ tuyên truyền về thị trường năng lượng cạnh tranh phù hợp với yêu cầu và quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cần quản lý chặt chẽ thông tin trên báo chí, mạng xã hội, chủ động đấu tranh, bóc gỡ, ngăn chặn tin giả, tin xấu độc và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật về an ninh mạng, an toàn thông tin...”, TS.Nguyễn Minh Phong nêu giải pháp. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, từ Diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế đồng bộ, minh bạch, cạnh tranh và đa dạng. Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á khám phá nguồn năng lượng hạt nhân
06:30' - 06/12/2024
Các nước láng giềng của Australia ở khu vực Đông Nam Á đang coi năng lượng hạt nhân là một nguồn năng lượng thay thế có thể giúp họ đạt mục tiêu năng lượng sạch trong tương lai.
-
Công nghệ
Cuộc cách mạng về năng lượng: Vật liệu cho tương lai bền vững
11:36' - 05/12/2024
Vai trò của khoa học vật liệu trở nên ngày càng quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế-xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn sản phẩm OCOP cho dịp Tết
08:33'
Nhiều sản phẩm OCOP của các tỉnh đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn để sử dụng và làm quà biếu, tặng trong dịp Tết Nguyên đán
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Phó Thủ tướng Liên bang Nga
20:39' - 13/01/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có cuộc làm việc với Phó Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Nikolayevich Chernyshenko, Chủ tịch Phân ban Nga.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát lại tổng thể tiến độ triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
19:54' - 13/01/2025
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và ACV rà soát lại tổng thể tiến độ triển khai, đánh giá về hiệu quả kinh tế tổng thể khi rút ngắn tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosatom, Liên bang Nga
19:33' - 13/01/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của Liên bang Nga đối với Việt Nam trong việc đào tạo các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 10, Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
19:06' - 13/01/2025
Ban Chỉ đạo rà soát tình hình, tiến độ triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về “tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn.
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 18% diện tích đã có nước cho gieo cấy vụ Đông Xuân
18:59' - 13/01/2025
Đến 17h ngày 13/1, tổng diện tích có nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 90.284 ha, đạt 18,5% (tăng 4,9% so với ngày 12/1).
-
Kinh tế Việt Nam
Bạc Liêu đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 từ 8 - 9%
18:17' - 13/01/2025
Chiều 13/1, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rau màu vụ Đông được mùa, được giá
15:26' - 13/01/2025
Năm nay, thời tiết thuận lợi, cây rau màu phát triển tốt, giá bán cũng cao hơn so với mọi năm, nông dân rất phấn khởi.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Khamphao Ernthavanh: Việt Nam đã giúp Lào hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN
15:08' - 13/01/2025
Nhân dịp năm mới 2025, Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về quan hệ giữa hai nước trong năm 2024, đề xuất các lĩnh vực hợp tác tiềm năng các năm tiếp theo.