Thị trường ngày 3/11: Giá dầu hướng tới tuần giảm thứ hai liên tiếp
Vàng gặp khó khăn trong việc duy trì đà tăng vào phiên giao dịch cuối tuần 3/11, khi các nhà đầu tư kiềm chế mua vào trước khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo về số liệu việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp tháng 10/2023 của nước này, nhân tố có thể cung cấp thêm manh mối về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Giá vàng giao ngay gần như không đổi ở mức 1.986,49 USD/ounce, còn giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ cũng "án binh bất động" ở mức 1.994,10 USD/oucne Giá vàng đã thiết lập chuỗi tăng giá kéo dài ba tuần qua, trước khi hướng đến mức giảm gần 1% trong tuần này. Giá vàng đã vượt ngưỡng quan trọng 2.000 USD/ounce vào tuần trước sau khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn. Hareesh V., người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Geojit Financial Services, cho biết: “Các nhà đầu tư không chắc chắn về việc Fed sẽ đưa ra quyết định lãi suất như thế nào trong các cuộc họp sắp tới. Vì vậy, họ đang chờ đợi những dữ liệu quan trọng hơn để đặt cược lớn vào vàng. Ngoài ra, chúng tôi thấy những bất ổn về xung đột vẫn còn phổ biến”. Đúng như dự đoán của thị trường, Fed đã giữ lãi suất ổn định vào cuộc họp kết thúc ngày 1/11 và các nhà đầu tư đã đặt cược rằng ngân hàng này có thể đã kết thúc lộ trình tăng lãi suất, khiến đồng USD và lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đồng loạt giảm. Trọng tâm thị trường hiện đang chuyển sang dữ liệu về việc làm tháng 10 của Mỹ, dự kiến được công bố vào lúc 12:30 GMT (19 giờ 30 phút giờ Việt Nam). Cũng trong phiên này, giá bạc giao ngay giảm 0,2% xuống mức 22,6842 USD/ounce và đang trên đà ghi nhận tuần giảm thứ hai liên tiếp. Giá bạch kim tăng 0,4% lên 923,68 USD/ounce, hướng tới mức tăng hàng tuần thứ tư liên tiếp. Giá palladium tăng 1,7% lên 1.117,84 USD/ounce. Vào lúc 15 giờ 57 phút, tại thị trường Hà Nội, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 69,7 – 70,42 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). *Giá dầu hướng tới tuần giảm thứ hai liên tiếpGiá dầu tại thị trường châu Á ít biến động trong phiên giao dịch cuối tuần 3/11, nhưng hướng tới tuần giảm thứ hai liên tiếp do lo ngại về nguồn cung thu hẹp do xung đột ở Trung Đông, trong khi triển vọng nhu cầu tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, vẫn còn u ám.
Giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tăng 29 xu Mỹ, tương đương 0,3%, lên 87,14 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI giao kỳ hạn của Mỹ tăng 36 xu Mỹ, tương đương 0,4%, lên 82,82 USD/thùng. Yeap Jun Rong, chiến lược gia thị trường tại IG, cho biết: “Giá dầu đang cố gắng thúc đẩy môi trường rủi ro được cải thiện, khi thị trường tiếp tục đặt niềm tin vào hy vọng rằng Fed có thể đã hoàn tất lộ trình tăng lãi suất”. Tuy nhiên, ông Yeap nói thêm, vẫn còn một số lo ngại xung quanh triển vọng nhu cầu dầu trong tuần này vì Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc không mang lại nhiều niềm tin về sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ. Trong khi đó, những lo ngại về địa chính trị vẫn là trọng tâm, khi căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hồi giáo Hamas vẫn leo thang. Cả hai loại dầu chủ chốt đều tăng hơn 2 USD vào ngày 2/11, mặc dù Brent đang trên đà giảm khoảng 4% trong tuần này, trong khi giá dầu WTI có thể đóng cửa ở mức thấp hơn 3% so với tuần trước. Về phía nguồn cung, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới là Saudi Arabia dự kiến sẽ xác nhận lại việc gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng mỗi ngày cho đến tháng 12/2023.- Từ khóa :
- giá vàng
- chứng khoán
- dầu
Tin liên quan
-
Thị trường
Quy định mới về hoạt động mua bán vàng miếng từ 27/11/2023
10:21' - 03/11/2023
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 12/2023/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 06/2013/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của NHNN.
-
Giá vàng
Giá vàng tăng khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm nhanh
07:44' - 03/11/2023
Đồng USD giảm 0,7% và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống gần mức thấp của ba tuần đã giúp vàng trở nên lấp lánh.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00'
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44'
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.
-
Thị trường
Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD
08:40' - 21/11/2024
Giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Giá cà phê thế giới tăng vọt do lo ngại nguồn cung
08:36' - 21/11/2024
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.
-
Thị trường
Xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên qua lối thông quan cầu Bắc Luân II
21:54' - 20/11/2024
Ngày 20/11, lô hàng tổ yến đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua lối thông quan cầu Bắc Luân II tại Quảng Ninh.