Thiệt hại kinh tế sau vụ máy bay Nga rơi tại Ai Cập
Hiện các hãng hàng không Nga đã không bay qua khu vực chiếc máy bay của Kogalymavia bị rơi. Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, để thay đổi các tuyến đường, hãng hàng không Ural Airlines đã sử dụng các tuyến đường tránh khu vực tai nạn.
Hãng hàng không Nord Wind cũng có hành động tương tự, khiến hành khách lo ngại sẽ phải bay lâu hơn và phải trả thêm tiền. Tuy nhiên, các hãng hàng không vẫn trấn an hành khách sẽ không thay đổi giá vé.
Một số hãng hàng không của các nước khác cũng đã từ chối bay qua khu vực trên ngay cả khi nhà chức trách Ai Cập tuyên bố sẽ bảo đảm an toàn. Hãng hàng không Lufthansa (Đức) khẳng định sẽ tránh khu vực này cho đến khi tìm ra nguyên nhân tai nạn. Hãng hàng không Air France-KLM cũng đưa ra quyết định như vậy với lý do bảo đảm an toàn.
Các nhà sản xuất máy bay chở khách cũng không tránh khỏi những hậu quả kinh tế. Bất cứ thảm họa nào đều là "cú đòn" giáng mạnh vào các nhà chế tạo máy bay, dù không phát hiện ra lỗi trực tiếp của nhà sản xuất. Họ không chỉ bị thiệt hại về hình ảnh mà các khách hàng tiềm năng cũng cân nhắc chuyển sang mua máy bay của đối thủ cạnh tranh.
Các chuyên gia cho rằng tương lai của Airbus hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả cuộc điều tra. Và nếu phát hiện ra lỗi kỹ thuật trong sản xuất, các công ty bảo hiểm sẽ buộc công ty chế tạo phải bồi thường.
Thảm họa máy bay Airbus A-321 cũng ảnh hướng đến ngành du lịch. Hiệp hội các nhà kinh doanh tour du lịch Nga (ATOR) dự báo số lượng khách đặt các tour du lịch - cả trong và ngoài nước - sẽ giảm trong khoảng từ 2-3 tuần.
Tuy nhiên, thiệt hại lớn nhấtvẫn là các hãng vận tải hàng không khi hình ảnh của họ chắc chắn bị ảnh hưởng, trong bối cảnh các hãng hàng không đang phải đối phó với nhiều khó khăn./.
TTXVN
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ về vấn đề thuế quan
07:40'
Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những phát biểu về vấn đề thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm trọng thể
19:33' - 01/05/2025
Bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời của Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng bắt tay khôi phục, tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48' - 01/05/2025
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30' - 01/05/2025
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.