Thiết lập nhiều hình thức tiêu thụ nông sản
Tuy nhiên, vào những thời điểm nhất định, cao điểm của thời vụ thu hoạch thì những biến cố bất thường về thị trường vẫn luôn là yếu tố khó lường, có thể ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản.
Chủ động tiếp cận thị trường, nhiều hình thức tiêu thụ nông sản đã được thiết lập đang là hướng đi của nhiều nông dân, hợp tác xã tận dụng thời cơ và vượt qua thách thức của thị trường.
Bình Thuận – “thủ phủ” thanh long với 85% sản lượng là xuất khẩu nhưng chỉ khoảng 2 - 3% sản lượng là theo đường chính ngạch, còn lại được mua bán theo hình thức biên mậu qua thị trường Trung Quốc. Trước việc Trung Quốc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, dẫn đến tình trạng nhiều xe hàng nông sản; trong đó có thanh long bị tồn ứ tại các cửa khẩu, khiến tình hình xuất khẩu gặp không ít khó khăn. Từ sản phẩm chỉ có đầu ra là loại tươi, trước những khó khăn của thị trường, nhiều ý tưởng chế biến sâu trái thanh long đã được không ít doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng vào thực tế và tạo ra nhiều sản phẩm chế biến. Ngoài rượu vang, mứt sấy dẻo, mứt sấy khô, kẹo thì thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện thêm một số sản phẩm như kem thanh long, tương thanh long, mỳ tôm thanh long, rượu đế… Hợp tác xã Thanh long sạch Hòa Lệ, thị trấn Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận có 35 ha thanh long được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2020, sản phẩm thanh long sạch Hòa Lệ đã được chứng nhận sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đạt tiêu chuẩn 4 sao. Bên cạnh xuất khẩu trái tươi, hợp tác xã đã chú trọng đến việc đầu tư chế biến sản phẩm từ thanh long. Đến nay, hợp tác xã đã phát triển được 10 sản phẩm chế biến từ thanh long như rượu vang, rượu đế, kem, mứt, nước cốt, hoa thanh long sấy… Đặc biệt, hợp tác xã đã có thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao là: kem thanh long và rượu đế thanh long. Bên cạnh tạo ra sản phẩm ngon, lạ, chất lượng, hợp tác xã đẩy mạnh cải tiến mẫu mã, bao bì nhằm tạo sự kích thích, thu hút người tiêu dùng. Bà Nguyễn Hoàng Thư Hương, Hợp tác xã Thanh long sạch Hòa Lệ cho biết, việc đa dạng các sản phẩm từ thanh long không chỉ góp phần giúp người dân giải quyết bớt lượng trái thanh long tươi dôi dư mà còn góp phần tạo ra những sản phẩm mới lạ từ trái thanh long, giới thiệu đến mọi người nét đặc trưng của Bình Thuận. Việc tạo ra dòng sản phẩm chế biến ngay từ vùng nguyên liệu không chỉ riêng với thanh long mà với các loại nông sản chủ lực của vùng, địa phương là một hướng đi đúng đắn. Điều này không chỉ giải tỏa áp lực tiêu thụ nông sản trong những lúc dư thừa mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá trị kinh tế. Nhằm giải quyết lượng nông sản lớn khu vực phía Tây Bắc Bộ, Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) được xây dựng với diện tích gần 9 ha tại tỉnh Sơn La hoạt động khép kín từ liên kết sản xuất, thu mua nguyên liệu; chế biến tinh, chế biến sâu và hệ thống kinh doanh bán hàng trong nước và xuất khẩu. Việc hình thành trung tâm này sẽ là điểm kết nối tiêu thụ nông sản cho chế biến bậc nhất tại khu vực. Ông Dương Văn Tần, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung (tỉnh Sơn La) cho biết, trên 20 năm gắn bó cùng nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, sản phẩm chính của doanh nghiệp là sản xuất ngô giống. Nhưng sản xuất ngô giống chỉ được 1 vụ, thời gian quỹ đất trống còn lại của năm bà con đều tự tăng vụ sản xuất các loại nông sản khác. Tuy nhiên, sản phẩm trồng được, bà con đều phải tự tiêu thụ. Với việc hình thành Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La, Công ty cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung đã liên kết sản xuất ngô ngọt hay rau đậu tương cung cấp cho nhà máy chế biến để tận dụng được quỹ đất trống sau khi sản xuất ngô giống.“Như vậy, hàng năm, ngoài mức lợi nhuận khoảng 45 triệu đồng/ha trồng ngô giống cho doanh nghiệp, bà con có thêm 2 vụ ngô ngọt được đảm bảo đầu ra tiêu thụ với mức lợi nhuận từ 20-25 triệu đồng/ha”, ông Dương Văn Tần cho hay.
Tuy nhiên, vụ ngô ngọt năm nay đang thu hoạch chỉ cho tổng sản lượng bằng 50% của năm ngoái, dù năng suất đạt cao hơn. Bởi, giá thu mua ngô ngọt chưa tiệm cận được mức giá ngô thương phẩm nên nông dân chưa mặn mà với sản phẩm mới dù được đảm bảo về đầu ra tiêu thụ.
Ông Dương Văn Tần cho biết, giá thu mua ngô giống của đơn vị luôn ở mức cao hơn ngô thường, đồng thời những năm gặp rủi ro về thiên tai, hạn hán doanh nghiệp cũng trích một phần lợi nhuận để chia sẻ với nông dân. Để đảm bảo lợi nhuận cũng như tạo sự yên tâm cho người nông dân trong sản xuất, công ty sẽ tiếp tục làm việc cùng Doveco Sơn La để sản phẩm có mức giá hợp lý.
Còn với các doanh nghiệp lớn khi đầu tư vào chế biến nông sản họ không sợ về việc đầu tư mà lo lắng về làm sao đảm bảo nguồn nguyên liệu để nhà máy hoạt động hiệu quả. Trong khi thực tế, nhiều ngành hàng nông sản thường không tập trung thành những vùng nguyên liệu lớn mà phân tán ở nhiều địa phương.Ngoại trừ vải thiều tập trung phần lớn ở Lục Ngạn - Bắc Giang, Thanh Hà - Hải Dương; nhãn lồng tập trung phần lớn ở Hưng Yên, những nông sản khác như: thanh long, xoài, sầu riêng, mít, khoai lang… được trồng rải rác khắp cả nước.
Trước thực trạng trên, ngành nông nghiệp xác định phải tổ chức lại sản xuất thông qua kiên trì vận động, thuyết phục nông dân liên kết, hợp tác qua các mô hình kinh tế tập thể.Tuy nhiên, số lượng hợp tác xã hoạt động hiệu quả còn thấp, thiếu bền vững, quy mô thành viên và doanh thu còn khiêm tốn.
Số lượng hợp tác xã đáp ứng yêu cầu liên kết với doanh nghiệp - hỗ trợ chế biến và tiêu thụ nông sản cho thành viên hợp tác xã và nông dân, chỉ đạt gần 25% tổng số hợp tác xã. Đó là một thực trạng cần có nhiều giải pháp khắc phục.
Để phát triển thị trường trong nước, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng, cần đổi mới, đa dạng hóa phương thức kinh doanh nông sản, thúc đẩy hình thành và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nông sản, xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại nông sản đồng bộ, hiện đại.Bên cạnh đó, đa dạng hóa tiêu thụ nông sản qua các kênh phân phối hiện đại, thương mại điện tử và thúc đẩy, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt. Khuyến khích các hình thức thương mại dựa trên nền tảng công nghệ mới, nền tảng số hóa, coi thương mại điện tử là công cụ quan trọng để hiện đại hóa thương mại.
Bên cạnh việc chủ động đa dạng hóa các kênh tiêu thụ nông sản, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, Bộ đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp tăng cường các biện pháp hỗ trợ hoạt động thương mại biên giới, tạo thuận lợi về thủ tục thông quan, không để ứ đọng hàng hóa. Cùng với đó là triển khai các giải pháp hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại; đa dạng các biện pháp phân phối hàng hóa; kích cầu tiêu dùng trong nước để chuẩn bị cho các vụ thu hoạch nông sản. Các địa phương có vùng nguyên liệu lớn cần chủ động phương án hỗ trợ tiêu thụ nông sản, tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa; đồng thời thông tin kịp thời về tình hình sản xuất, lưu thông nông sản tại địa phương để chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Thị trường
Central Retail dự kiến tiêu thụ hàng nghìn tấn nông sản Sơn La
11:46' - 29/06/2022
Từ ngày 29/6 đến hết ngày 3/7/2022, tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội) sẽ diễn ra Tuần lễ Xoài và nông sản an toàn tỉnh Sơn La.
-
Thị trường
Thí điểm xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu Lào Cai
20:14' - 27/06/2022
Trong ngày thí điểm đầu tiên đã có 2 xe hàng thanh long và vải thiều của Việt Nam được thông quan xuất sang Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
15:53'
Thủ tướng nhấn mạnh, theo yêu cầu thời gian xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân không còn nhiều, trong khi đây là vấn đề khó, phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu nhiều...
-
Kinh tế Việt Nam
Để kinh tế tư nhân không còn là "động lực tiềm năng"
14:53'
Sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về kinh tế tư nhân đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân tại Bình Dương - thủ phủ công nghiệp của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương giải phóng xong mặt bằng Cảng hàng không Quảng Trị trong tháng 4
11:28'
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng như kế hoạch đã đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Ấn Độ bắt tay thúc đẩy thương mại điện tử
10:01'
Việc kết nối các nền tảng thương mại điện tử, xây dựng cơ chế pháp lý hỗ trợ và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là chìa khóa để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực nào cho tăng trưởng cao bền vững kinh tế?
21:59' - 01/04/2025
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, không thể chần chừ cải thiện từng phần mà phải dứt khoát “đập bỏ” các điểm nghẽn thể chế đang kìm hãm năng lực phát triển của nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
20:32' - 01/04/2025
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 2547/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về phương án đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại
20:16' - 01/04/2025
Thông qua cơ chế Uỷ ban liên Chính phủ, Việt Nam – Belarus sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Belarus trên tất cả các lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà Vua Bỉ
20:02' - 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà Vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm kiếm giải pháp về kiểm soát thương mại chiến lược
20:02' - 01/04/2025
Chiều 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.