Thoả thuận thương mại kỹ thuật số toàn cầu đạt bước tiến "lịch sử"
Tuy nhiên, có thể cần có thêm nhiều cuộc thảo luận nữa vì Mỹ và một số nước khác vẫn chưa tham gia ký kết.
Việc bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến, số hóa thủ tục hải quan và công nhận chữ ký điện tử là một trong những nhóm biện pháp được đưa ra trong văn bản dự thảo nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch kỹ thuật số.Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu kiêm Ủy viên thương mại Liên minh châu Âu (EU) Valdis Dombrovskis đã ca ngợi văn bản này là "lịch sử", đồng thời viết trên mạng xã hội X rằng các quốc gia đã "đàm phán các quy tắc toàn cầu đầu tiên về thương mại kỹ thuật số". Ông nói: "Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch điện tử, thúc đẩy đổi mới và tích hợp các nước đang phát triển vào nền kinh tế kỹ thuật số”.
Thương mại điện tử đang phát triển nhanh hơn nhiều so với thương mại truyền thống. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết vào năm 2020, thương mại điện tử đã chiếm 1/4 tổng giá trị thương mại toàn cầu, đạt gần 5.000 tỷ USD.Bộ trưởng Thương mại Anh Jonathan Reynolds cho biết, mặc dù tầm quan trọng của thương mại điện tử ngày càng lớn, hiện vẫn không có bộ quy tắc chung toàn cầu nào tồn tại. Việc hoàn thành các cuộc đàm phán "là một bước tiến lớn trong việc thay đổi điều đó và đảm bảo các doanh nghiệp Anh cảm nhận được lợi ích".
Australia, Nhật Bản và Singapore, những nước đã cùng dẫn dắt các cuộc đàm phán Sáng kiến Thương mại Điện tử, đã đưa ra một tuyên bố chung trong một cuộc họp kín tại WTO, xác nhận rằng sau 5 năm đàm phán, các bên tham gia đã đạt được một thỏa thuận.
Song việc triển khai thực hiện thỏa thuận trên thực tế vẫn có thể mất nhiều năm nữa, nhất là khi một số ít các quốc gia tham gia đàm phán vẫn chưa ký kết, trong đó có Mỹ, Brazil, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Phó Đại diện Thương mại Mỹ Maria Pagan, "Mỹ cho rằng văn bản hiện tại còn thiếu sót và cần phải hoàn thiện hơn".Hồi tháng Tư năm nay, Đại sứ Singapore tại WTO Tan Hung Seng cho biết, đây sẽ là bộ quy tắc thương mại kỹ thuật số cơ sở đầu tiên, góp phần vào sự phát triển thương mại điện tử ngày càng tăng ở các nước.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hệ thống hải quan điện tử VNACCS/VCIS đã hoạt động bình thường
10:01' - 25/11/2023
Trên cơ sở làm việc với các doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đã triển khai các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ. Theo đó, đến 00:00 ngày 25/11, hệ thống VNACCS/VCIS đã hoạt động bình thường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Công bằng - Trọng tâm đàm phán thương mại Nhật - Mỹ
18:45' - 20/04/2025
Nhật Bản có thể tăng mua năng lượng từ Mỹ và đề xuất Washington linh hoạt hơn trước các cáo buộc đối với ô tô Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Hàn-Mỹ: Hướng tới dỡ bỏ rào cản thương mại và thuế quan
11:58' - 20/04/2025
Các cuộc đàm phán thuế quan giữa Hàn Quốc và Mỹ dự kiến diễn ra vào tuần tới sẽ được tiến hành theo thể thức “2+2”, với sự tham gia của các bộ trưởng tài chính và thương mại hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Trump muốn thay đổi, ai sẽ dẫn dắt Fed?
09:36' - 20/04/2025
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa thể hiện sự không hài lòng với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell. Ông Trump thậm chí còn đề cập đến việc sa thải ông Powell.
-
Kinh tế Thế giới
Dự kiến những sự kiện quốc tế tuần tới (từ ngày 21-27/4/2025)
09:19' - 20/04/2025
Tuần tới, thế giới dự kiến có loạt sự kiện lớn sẽ diễn ra, gồm Hội nghị IMF-WB, G20, Ngày Trái Đất, Sách Beige của FED, tập trận Balikatan, Triển lãm ô tô Thượng Hải, Hội nghị Web 2025…
-
Kinh tế Thế giới
UNIDO, WTO và IMF lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ
16:23' - 19/04/2025
Nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, WTO và IMF đã bày tỏ lo ngại về các tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ứng phó với lệnh kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc
16:07' - 19/04/2025
Các doanh nghiệp Hàn Quốc như LS và POSCO đang nhanh chóng có biện pháp sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả đòn thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống điện Indonesia sẽ được bổ sung thêm hơn 2GW trong năm nay
15:37' - 19/04/2025
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất thêm hơn 2.000 MW, tương đương 2 Gigawatt (GW) điện năng trong năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hướng đến mục tiêu tự chủ năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25' - 19/04/2025
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16' - 19/04/2025
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.