Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Khắc phục bất cập trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng lây lan ra diện rộng, đặc biệt, dịch đã xuất hiện tại một số tỉnh khu vực phía Nam - khu vực có rất nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Nếu không có những giải pháp triệt để thì thiệt hại sẽ rất khó lường đối với ngành chăn nuôi. Trong khi đó, tại nhiều địa phương đã xuất hiện các bất cập trong phòng, chống dịch. Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến để làm rõ vấn đề này.
Phóng viên: Xin thứ trưởng cho biết cụ thể diễn biến của bệnh dịch tả lợn châu Phi cũng như việc triển khai phòng, chống dịch tại thời điểm này như thế nào?Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Tính đến ngày 22/5, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 40 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tổng số lợn mắc bệnh buộc phải tiêu huỷ là hơn 1,6 triệu con, chiếm gần 6% tổng đàn lợn của cả nước.
Từ tháng 8/2018 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn... đã vào cuộc quyết liệt chỉ đạo phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. Đã tổ chức nhiều hội nghị, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đến các địa phương... Ở giai đoạn đầu, khi bệnh dịch xuất hiện ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì lực lượng chức năng đã cơ bản khống chế được. Tuy nhiên, khi bệnh dịch lây lan rộng và có diễn biến phức tạp thì đã có nhiều bất cập xuất hiện tại nhiều địa phương trong quá trình triển khai. Cụ thể, các địa phương đã tổ chức chôn lợn bệnh không đúng quy định, để xác lợn trong chuồng quá lâu, thậm chí để bốc mùi rồi mới tổ chức chôn lấp. Trong quá trình vận chuyển lợn bệnh đi tiêu huỷ, do không đảm bảo nên đã để máu, phân... rơi vãi ra đường, đây chính là nguồn lây lan dịch bệnh. Nguy hiểm hơn, đã xuất hiện tình trạng vứt xác lợn chết ra sông như tại Bắc Giang. Tôi đã trực tiếp đến kiểm tra tại Bắc Giang, đây là khu vực giáp ranh với tỉnh Thái Nguyên; đồng thời yêu cầu 2 địa phương trên tìm rõ nguyên nhân và phải ngồi lại với nhau để đưa ra giải pháp chấm dứt ngay tình trạng trên. Phóng viên: Là người trực tiếp đi kiểm tra tại các địa phương, theo ông đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Thứ nhất là do tiền đền bù hỗ trợ tiêu huỷ lợn bệnh chưa đến được với người dân kịp thời. Do đó, có tình trạng người dân bán chạy lợn bệnh. Bên cạnh đó, lực lượng thú y cơ sở quá mỏng do bị sáp nhập trong thời gian qua, việc này làm cho nguồn lực bị hạn chế khi chống dịch. Một nguyên nhân nữa là kinh phí hỗ trợ cho lực lượng chống dịch quá ít (như phản ánh tại Hà Nội chỉ hỗ trợ 100.000 đồng/người/ngày); trong khi đó, một ngày công tại thị trường lao động là 250.000 - 300.000 đồng. Cộng với việc lực lượng này phải đi chống dịch một thời gian quá dài, dẫn đến quá tải, đây cũng là một khó khăn. Ngoài ra, nhiều địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, trong khi đây là một loại bệnh cực kỳ nguy hại. Cuối cùng là ý thức của người dân vẫn còn hạn chế, chưa hiểu rõ sự nguy hại của bệnh dịch này... Phóng viên: Gần đây, qua phản ánh của người dân về tình trạng gian lận trong quá trình tiêu huỷ lợn bệnh để trục lợi, gây bức xúc trong nhân dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xử lý việc này như thế nào? Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Ngay sau khi nhận được thông tin về hiện tượng gian lận trong tiêu huỷ lợn bệnh để trục lợi tại Hải Dương, ngay lập tức tôi đã ký văn bản yêu cầu tỉnh Hải Dương kiểm tra nội dung trên. Đồng thời, xử lý nghiêm trường hợp trục lợi từ việc tiêu huỷ lợn bệnh (nếu có). Để chấn chỉnh hiện tượng trên, cũng như thực hiện tốt việc phòng, chống dịch bệnh, ngày 23/5 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục ban hành văn bản đề nghị 63 tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không đảm bảo an toàn làm lây lan dịch bệnh; các trường hợp che giấu, không khai báo kịp thời hoặc gian lận khai báo lợn mắc bệnh phải tiêu huỷ nhằm trục lợi... Phóng viên: Với số lượng lợn bệnh tiêu huỷ khả năng còn tiếp tục gia tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với nguồn cung thịt cho thị trường sắp tới, thưa ông? Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Hiện nay, thịt lợn chiếm khoảng 70% trên tổng số các loại thực phẩm cung cấp trên thị trường. Nếu số lượng lợn bị tiêu huỷ tiếp tục tăng, trong khi chưa thể chưa tái đàn ngay được thì chắc chắn nguồn cung sẽ bị thiếu hụt trong thời gian tới. Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần phải sắp xếp lại các cơ sở giết mổ, kể cả nằm trong vùng có dịch. Đối với các cơ sở giết mổ đủ điều kiện thì vẫn tiếp tục cho hoạt động nhưng phải đảm bảo được rằng, lợn đưa vào giết mổ phải âm tính đối với vi rút dịch tả lợn châu Phi; đồng thời phải vận chuyển bằng xe chuyên dùng... trước khi bán sản phẩm thịt lợn ra thị trường cũng phải tổ chức xét nghiệm lại một lần nữa cho chắc chắn là âm tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi.Đây là một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như người chăn nuôi, bởi trước đây theo quy định là sản phẩm thịt lợn chỉ được phép bán trong vùng có dịch. Nay đối với các cơ sở giết mổ có đủ điều kiện, đảm bảo an toàn dịch bệnh thì có thể bán sản phẩm thịt lợn ra ngoài vùng dịch.
Một giải pháp khác nữa là hỗ trợ cho các doanh nghiệp có kho lạnh tổ chức thu mua và giết mổ rồi trữ đông nhằm bình ổn giá sau này. Phóng viên: Theo ông, đâu là giải pháp hữu hiệu trong việc phòng, chống dịch tả lợn châu Phi?Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Có thể nói vi rút dịch tả lợn châu Phi rất nguy hiểm, nó có kích thước lớn tấn công ngay vào đại thực bào làm không thể sinh ra ngay kháng thể được. Chính vì vậy, bệnh này đã có từ cách đây 100 năm nhưng đến nay vẫn chưa có vắc xin điều trị, mặc dù rất nhiều nước trên thế giới đã đầu tư nghiên cứu nhưng vẫn chưa có kết quả. Bên cạnh đó, con đường lây lan rất phức tạp, qua đường vận chuyển, dụng cụ, trang thiết bị, vật chủ trung gian... Do đó, biện pháp được coi là hữu hiệu nhất lúc này chính là an toàn sinh học. Thực tế, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đang áp dụng rất nghiêm ngặt biện pháp này nên dịch bệnh không xảy ra. Đặc biệt, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triệu tập một cuộc họp với các cơ sở đang có đàn lợn giống cụ, kỵ để nâng cấp hệ thống an toàn sinh học; đồng thời bảo vệ nghiêm ngặt đàn giống này để phục vụ cho việc tái đàn sau khi dịch bệnh được khống chế. Phóng viên:Vậy ông có khuyến cáo gì đối với các địa phương, doanh nghiệp và người chăn nuôi?Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Đến thời điểm này, đối với người dân, doanh nghiệp, địa phương... thì đều phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi một cách hiệu quả. Các địa phương phải quan tâm, sát sao hơn nữa, rà soát lại toàn bộ tình hình dịch bệnh để có phương án hiệu quả. Bên cạnh đó, tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền cho người dân hiểu được mức nguy hiểm của bệnh dịch này, tránh tình trạng vứt xác lợn ra môi trường, không bán tháo lợn bệnh... Phóng viên: Xin cảm ơn ông!./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại
16:44' - 21/05/2019
Cục Chăn nuôi cho biết, tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại, số tỉnh bị dịch tăng nhanh, số lợn chết và phải tiêu hủy nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
16:07' - 20/05/2019
Ngày 20/5/2019, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW, về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng trực tiếp kiểm tra việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi
15:27' - 19/05/2019
Thủ tướng yêu cầu các cơ sở, địa phương chưa bị dịch tả lợn châu Phi thì cần chủ động, tích cực hơn nữa, không đợi có dịch rồi mới chống.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác lợn trôi trên sông không rõ nguồn gốc có phải bị dịch tả lợn châu Phi?
20:42' - 16/05/2019
Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Nội, hiện tượng nhiều xác lợn chết không rõ nguồn gốc trôi trên sông ở Hà Nội chưa chắc đã là lợn bệnh do những người chăn nuôi trên địa bàn vứt ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27'
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15'
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40'
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21'
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Móng Cái
17:37'
Hiện nay, thành phố Móng Cái (Việt Nam) đã hoàn thiện nhiều hạng mục hạ tầng tại khu vực cửa khẩu Bắc Luân I, Bắc Luân II và đang triển khai thử nghiệm một số ứng dụng công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng chỉ đích danh một số dự án chưa giải ngân vốn đầu tư công
17:36'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa có Công điện số 18/CĐ-BXD về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Pháp mở ra không gian hợp tác rộng lớn hơn
15:35'
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về quan hệ hai nước khi được nâng tầm Đối tác chiến lược toàn diện.