Thủ tướng: Chính phủ sẽ hỗ trợ sinh viên hiện thực hóa khởi nghiệp
Sáng 10/12, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X nhiệm kỳ 2018 – 2023 đã họp phiên trọng thể với sự tham gia của gần 700 đại biểu, đại diện cho hơn 2,4 triệu sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước.
Đây là sự kiện chính trị quan trọng của sinh viên Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào sinh viên. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát biểu tại sự kiện này.
Dự phiên khai mạc Đại hội còn có các đồng chí: nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị:Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai.
Tới dự còn có các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng, cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, một số ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương.
* Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho sinh viên
Phát biểu tại Đại hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt biểu dương, khen ngợi những nỗ lực và thành tích xuất sắc mà Hội Sinh viên Việt Nam đạt được trong thời gian qua. Thủ tướng khẳng định: Trong những năm qua, phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, lực lượng sinh viên Việt Nam đã không ngừng phấn đấu, lập nhiều thành tích trong học tập, nghiên cứu khoa học, trau dồi đạo đức cách mạng.
Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hoạt động phong phú đang mang lại hiệu quả thiết thực. sinh viên ngày càng tiếp thu có chọn lọc thông tin, sẵn sàng đấu tranh phản biện lại những thông tin sai lệch, kích động, đi ngược lại chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Phong trào sinh viên “5 tốt” đã tạo môi trường thuận lợi để sinh viên rèn luyện, phấn đấu hoàn thiện bản thân. Với kết quả đạt được, Hội Sinh viên Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò đại diện cho tiếng nói, phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên.
Chỉ ra một số hạn chế, Thủ tướng cho rằng, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nắm bắt, định hướng dư luận trong sinh viên có lúc, có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu. Vẫn còn một bộ phận sinh viên thiếu động cơ học tập, thiếu ý chí vươn lên, lệch lạc về lối sống, thậm chí mắc tệ nạn xã hội, dễ bị kích động, lôi kéo, tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật, chưa chuẩn bị tốt hành trang để hội nhập, khởi nghiệp, lập nghiệp.
Nhắc lại lời căn dặn của Bác Hồ đối với sinh viên tại Đại Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 2 năm 1958: “Đối với thanh niên trí thức như các cháu ở đây thì cần đặt hai câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Thủ tướng cho rằng, trước hết cần tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho sinh viên. Hình thành thế hệ thanh niên mới, có những phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động, có trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân, với chế độ Xã hội chủ nghĩa.
Tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử của Đảng và dân tộc, lý tưởng cách mạng, về lòng nhân ái, tính trung thực và trách nhiệm, tinh thần hiếu học, lao động và ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường. Chủ động nắm bắt và dự báo tình hình tư tưởng sinh viên, kịp thời đấu tranh, tuyên truyền làm rõ các luận điệu sai trái, giúp sinh viên hiểu và tích cực tham gia đấu tranh với âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Tăng cường đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, chú trọng đấu tranh trên không gian mạng.
Thủ tướng lưu ý sinh viên là đối tượng thường xuyên bị các thế lực thù địch, phản động tìm cách lôi kéo, dụ dỗ. Thực tế đã có sinh viên bị các thế lực xấu kích động, có những việc làm vi phạm pháp luật, đi ngược lại mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc. Vì vậy, cần phải quan tâm rèn luyện bản lĩnh chính trị, không để sinh viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Hội sinh viên Việt Nam phải sẵn sàng lắng nghe, ủng hộ, hỗ trợ sinh viên cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của sinh viên, làm cho sinh viên tin tưởng, tìm đến, coi Hội là ngôi nhà chung của Sinh viên Việt Nam. Cùng với đó là động viên, khích lệ sinh viên tham gia nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, đẩy mạnh khởi nghiệp. Sinh viên phải là lực lượng dấn thân mạnh mẽ vào lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo hiện nay của đất nước. Phải dám nghĩ, dám làm, không ngại khó khăn, gian khổ, biết chấp nhận thất bại để có được thành công, luôn có ý chí mạnh mẽ và tinh thần vươn lên trong cuộc sống. Thủ tướng cho biết, thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm, tạo môi trường thuận lợi hơn nữa để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, các sáng kiến, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đề cập đến tình hình hội nhập quốc tế ngày sâu rộng của đất nước, Thủ tướng nhắn nhủ, sinh viên Việt Nam là công dân toàn cầu mang bản sắc văn hóa Việt Nam, kể cả rèn luyện thể chất; hội nhập không chỉ là văn hóa, là tinh thần còn phải hiểu biết quốc tế sâu rộng để không lạc hậu với thời đại và đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số. Thủ tướng lưu ý công tác Hội phải quan tâm đến tập hợp sinh viên trong bối cảnh mới, bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, áp dụng công nghệ mạnh mẽ trong tập hợp thanh niên toàn cầu, nhất là Sinh viên Việt Nam ở các nước. Thủ tướng nêu rõ: Đảng, Nhà nước luôn đặt niềm tin vào lực lượng sinh viên và tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam, đồng thời chúng ta cũng kỳ vọng tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam cần làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần bồi dưỡng Sinh viên Việt Nam trở thành những công dân tốt, là nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.*Xây dựng lớp sinh viên thời kỳ mới
Trong diễn văn tại Đại hội, anh Lê Quốc Phong, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam khóa IX cho biết: công tác Hội và phong trào sinh viên đã có những chuyển biến tích cực, rõ nét trên nhiều mặt.
Các hoạt động do Hội tổ chức đã phát huy được trí tuệ, nhiệt huyết và khát vọng của sinh viên trong học tập, rèn luyện; đáp ứng phần nào nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của sinh viên, giúp Hội Sinh viên Việt Nam thực sự trở thành người bạn đồng hành thân thiết, tin cậy của sinh viên.
Tổ chức Hội ngày càng được củng cố và phát triển, với hơn 1,3 triệu Hội viên đang sinh hoạt, rèn luyện tại 28 Hội Sinh viên cấp tỉnh, 283 Hội sinh viên cấp trường, 8 Hội Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài.
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa IX trình Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X có tiêu đề “Sinh viên Việt Nam thi đua học tập, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh” đã nêu bật kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2013 - 2018 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác hội và phong trào sinh viên Việt Nam nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Nhiệm kỳ 2013 - 2018, các cấp bộ Hội đã bám sát, cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
Phương thức và hình thức tổ chức hoạt động của Hội ngày càng đa dạng, sáng tạo, thiết thực, nội dung từng bước sát với nhu cầu của sinh viên và tình hình thực tiễn cơ sở.
Trong nhiệm kỳ 2018-2023, công tác Hội và phong trào sinh viên hướng đến mục tiêu: Xây dựng lớp sinh viên thời kỳ mới có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có trách nhiệm với Tổ quốc; chủ động học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới; có đạo đức, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có tri thức, sức khỏe, kỹ năng thực hành xã hội, khát vọng vươn lên; tích cực tham gia các hoạt động thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội và hội nhập quốc tế.
Công tác Hội và phong trào sinh viên hướng đến 10 chỉ tiêu cụ thể: 100% cán bộ, hội viên được quán triệt và học tập về các nghị quyết của Đảng, Đoàn và Hội; 100% Hội sinh viên cấp trường hàng năm tổ chức ít nhất 2 hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho hội viên, sinh viên; 1.000 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương; 10.000 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh; 200.000 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp trường; 100% Hội Sinh viên cấp trường hàng năm tổ chức ít nhất 2 hoạt động hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học; hội viên, sinh viên đề xuất ít nhất 1,5 triệu ý tưởng, sáng kiến; 100% Hội Sinh viên cấp trường hàng năm tổ chức ít nhất 2 hoạt động trang bị kiến thức khởi nghiệp cho sinh viên. Bên cạnh đó, giới thiệu việc làm cho 1 triệu sinh viên, trong đó ít nhất 50.000 sinh viên được giới thiệu việc làm ổn định. Trong mỗi năm học, mỗi hội viên tham gia ít nhất 5 ngày tình nguyện.
Hội Sinh viên các cấp vận động 250 tỉ đồng trao học bổng, giải thưởng cho sinh viên. Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ có 1,5 triệu hội viên.
Tại Đại hội, một số đại biểu cũng trình bày tham luận, đề xuất giải pháp để công tác Hội và phong trào sinh viên đạt được những thành công mới.
Hoạt động hỗ trợ sinh viên cần đi vào những nội dung thiết thực với nhu cầu của sinh viên trong học tập, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng thực hành xã hội, năng lực ngoại ngữ, việc làm cho sinh viên... để có thể thích ứng với sự chuyển động nhanh của xã hội, sự đổi mới toàn diện của giáo dục đại học, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Các cấp Hội Sinh viên cần chủ động tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; tiếp tục nâng chất các hoạt động đang hiệu quả, tăng cường đặt hàng, phát huy những đơn vị làm tốt, để bổ sung những mô hình, cách làm mới từ đó tạo thêm sức bật cho phong trào.
Các cấp Hội thực hiện có hiệu quả hơn việc giới thiệu, tuyên truyền về danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” trong xã hội, chú trọng khơi gợi mục tiêu phấn đấu, rèn luyện toàn diện, có thêm các giải pháp hiệu quả trong kết nối sinh viên 5 tốt với các cơ quan, đơn vị nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức có nhu cầu tuyển dụng lao động./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đến năm 2025 cơ bản không còn tình trạng dân di cư tự do
15:50' - 09/12/2018
Sáng 9/12, hội nghị quy mô toàn quốc về chủ đề “Giải pháp ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại Tây Nguyên” đã diễn ra tại Tp Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng gửi Thư động viên Đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam
19:06' - 08/12/2018
Chiều 8/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có Thư chúc mừng, biểu dương và động viên Đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Không để sa mạc hóa vùng đất chiến lược Đắk Lắk
18:13' - 08/12/2018
Thủ tướng gợi ý nông nghiệp xanh và nông nghiệp công nghệ cao là hướng phát triển quan trọng của Đắk Lắk và yêu cầu tỉnh “không được để sa mạc hóa vùng đất quan trọng và chiến lược này”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).