Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ hai, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì họp Phiên thứ hai của Ban Chỉ đạo để đánh giá kết quả công tác 9 tháng đầu năm 2022, triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm 2022.
Thủ tướng nhận định, thời gian tới tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, biến động, tác động nhiều chiều; nguy cơ suy thoái, khủng hoảng kinh tế hiện hữu... Do đó, mỗi cấp, mỗi ngành cần phát huy tinh thần nỗ lực, tạo sức mạnh của cả đất nước, dân tộc vượt qua khó khăn này.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, công tác cải cách hành chính thời gian qua được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; tích cực triển khai trên cả 6 mặt công tác, đạt nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật được đặc biệt quan tâm, đổi mới và có nhiều chuyển biến. Chính phủ đã tổ chức 6 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật để thảo luận, cho ý kiến đối với 30 dự án luật, pháp lệnh, đề nghị xây dựng luật; đã ban hành 96 văn bản quy phạm, trong đó nhiều nội dung liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ, phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội. Công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được triển khai sâu rộng, tập trung vào cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh, tăng cường phân cấp giải quyết thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành.Theo đó, đã cắt giảm, đơn giản hóa 657 quy định kinh doanh tại 73 văn bản; phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 183 quy định tại 19 văn bản quy phạm pháp luật; cập nhật gần 17.800 quy định hiện hành trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh; phê duyệt phương án phân cấp thẩm quyền giải quyết 699/5.187 thủ tục hành chính trên 100 lĩnh vực; ban hành kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025.
Bên cạnh đó, 11.700 bộ phận một cửa các cấp trên cả nước được thành lập (56 Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh); 53/63 địa phương hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Hơn 4 nghìn thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến (trên 61%) và hoàn thành tích hợp, cung cấp 21/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt. Nhờ đó, đã ban hành Nghị định về tổ chức bộ máy của 11 bộ, cơ quan, qua đó giảm 7 tổng cục, 10 cục, 60 vụ (thuộc bộ và thuộc tổng cục), 9 đơn vị sự nghiệp công lập.Các bộ, ngành đã nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định pháp luật có liên quan đến phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước (3 luật; 27 nghị định, 9 thông tư và một số nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Cải cách chế độ công vụ được đẩy mạnh, nhất là ở công tác xây dựng hoàn thiện thể chế và tinh giản biên chế. Theo đó, đã ban hành 2 Nghị định, 4 Thông tư liên quan đến chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; 3 dự thảo Nghị định đang trong giai đoạn trình ban hành. Cả nước tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; trình Bộ Chính trị đồng ý bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên cho giai đoạn 2022-2026 để tháo gỡ việc thiếu giáo viên, bảo đảm nguyên tắc có học sinh phải có giáo viên đứng lớp. Đáng chú ý, công tác xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số đạt kết quả tích cực. Nhiều văn bản quan trọng được ban hành; nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia tiếp tục được hoàn thiện, từng bước kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; các nền tảng, hệ thống thông tin hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành, phục vụ người dân, doanh nghiệp tiếp tục được vận hành, phát triển; hệ thống theo dõi thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao được xây dựng, đưa vào vận hành; các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai, đặc biệt là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đã số hóa và tạo lập gần 100 triệu dữ liệu dân cư được cấp số định danh cá nhân; cấp hơn 73 triệu thẻ căn cước có gắn chíp điện tử cho công dân... TTXVN tiếp tục cập nhật thông tin về phiên họp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về cải cách hành chính
09:11' - 15/09/2022
Sáng 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng cải cách hành chính hướng về người dân, doanh nghiệp
20:07' - 17/06/2022
Ngày 17/6, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị công bố kết quả đánh giá, xếp hạng, cải cách hành chính, văn thư lưu trữ năm 2021, phân tích chỉ số Par - Index và triển khai một số nhiệm vụ mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 của Bình Dương giảm 9 bậc so với năm 2020
19:47' - 01/06/2022
Ngày 1/6, tại họp báo về tình hình KT-XH tỉnh Bình Dương tháng 5, Sở Nội vụ cho biết, trong năm 2021, chỉ số cải cách hành chính tuy đứng đầu các tỉnh phía Nam nhưng lại giảm 9 bậc so với năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cải cách hành chính góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
12:13' - 09/03/2022
Sáng 9/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì họp Phiên thứ Nhất của Ban Chỉ đạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.