Thủ tướng mong muốn các đối tác Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác đổi mới sáng tạo khởi nghiệp
Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, thăm, làm việc tại Hoa Kỳ, sáng 17/5 theo giờ địa phương, tại thành phố San Francisco, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự tọa đàm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp do Viện Nghiên cứu Chính sách Asia Society tổ chức.
Mở đầu cuộc tọa đàm, Thủ tướng đã dành ít phút để bày tỏ quan điểm về tình hình thế giới và quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ cũng như các ưu tiên chính sách của VN đối với vấn đề đổi mới sáng tạo. Theo Thủ tướng, thế giới đang nổi lên các vấn đề toàn cầu, như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; dịch bệnh COVID-19 suốt 2 năm qua làm mất nhiều công sức, nguồn lực, thời gian; cùng với đó là vấn đề biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, già hoá dân số.
Thủ tướng nhấn mạnh "tình hình thế giới hiện ngoài thuận lợi thì đan xen cả khó khăn và thách thức. Nhưng khó khăn thách nhiều hơn và tác động toàn thế giới, kể cả lạm phát, giá xăng dầu… tất cả đều ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta. Điều đó đỏi hỏi cách giải quyết, tiếp cận phải toàn cầu, toàn dân".
Về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, Thủ tướng nhắc lại bức thư năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho Tổng thống Truman ngay sau độc lập vơi lời đề nghị đặt mối bang giao, sẵn sàng mở cửa quan hệ với Hoa Kỳ, với thế giới.
Thủ tướng khẳng định "trải qua thăng trầm, dù có lúc thù địch, nhưng quan hệ hai nước có đột phá. Chúng ta đã gác lại quá khứ, hướng đến tương lai", trích dẫn một loạt mốc sự kiện quan trọng như năm 1995 bình thường hoá, hay năm 2000 hai nước ký Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ; năm 2013 thiết lập Quan hệ Đối tác toàn diện hay Tuyên bố Tầm nhìn chung sau chuyến thăm chính thức của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ năm 2015 về "tôn trọng thể chế chính trị, độc lập toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Hoa Kỳ luôn mong Việt Nam mạnh, độc lập, thịnh vượng". Cùng với đó, quan hệ Hoa Kỳ-ASEAN cũng phát triển tốt đẹp khi các bên vừa thống nhất nâng tầm quan hệ lên Đối tác toàn diện. Hoa Kỳ và ASEAN là thị trường lớn của nhau, trong đó Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn nhất vào ASEAN.
Đối với chủ đề chính của buổi đổi thoại là bàn về đổi mới sáng tạo, Thủ tướng khẳng định Việt Nam lấy khởi nghiệp, khoa học công nghệ là động lực cho phát triển mới. bằng chứng là cả 3 đột phá chiến lược đều liên quan đến khởi nghiệp, khoa học công nghệ và Thủ tướng mong muốn các đối tác Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy các hợp tác nói chung, trong đó có cả khởi nghiệp, nhất là các vấn đề chống biến đổi khí hậu, chuyển đối số, đa dạng hoá chuỗi cung ứng, đổi mới sáng tạo.
Trong phần hỏi đáp diễn ra sôi nổi và kéo dài hơn dự kiến ngay sau đó, Thủ tướng cùng lãnh đạo các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ tiếp tục đề cập đến cơ hội hợp tác trong đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ.
Bày tỏ sự ủng hộ với Thủ tướng về cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, lãnh đạo Tập đoàn Chervron về năng lượng-tài chính mong muốn các sáng kiến về công nghệ không nằm riêng lẻ mà cần được tích hợp, liên kết để mang đến sự hiểu biết nhiều hơn cho mọi người cũng như gia tăng cơ hội vươn lên cho người dân nhờ vào đổi mới công nghệ.Đại diện một quỹ đầu tư mạo hiểm tại Thung lũng Silicon cho biết vừa hợp tác để làm pin ô tô điện cùng Vinfast và mong muốn được tìm hiểu một cách có hệ thống về các chính sách Chính phủ trong khuyến khích các doanh nghiệp Hoa Kỳ tới Việt Nam hợp tác. Thủ tướng cho hay Chính phủ đang hoàn thiện thể chế, chính sách để đón các doanh nghiệp khởi nghiệp. Cùng với đó, Việt Nam đang thúc đẩy chuẩn bị hệ thống hạ tầng thuật như công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn, đào tạo nhân lực chất lượng tốt hơn để sẵn sàng khi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Thủ tướng chia sẻ: "Chúng tôi cũng có chính sách ưu tiên cho lĩnh vực cần đầu tư sớm. Cũng như tăng cường năng lực y tế, giáo dục để hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững, lâu dài".
Trong khi đó, lãnh đạo một nhà ngân hàng chuyên cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon đã tặng Thủ tướng một túi được sản xuất tại Việt Nam nhưng gắn logo của ngân hàng này, như một biểu tượng cho mong muốn được hợp tác chặt chẽ.Đáp lại, Thủ tướng cho hay Việt Nam là một trong những quốc gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương (FTA) nhất thế giới, độ mở nền kinh tế tới 200% GDP, có quan hệ thương mại với hơn 60 nước. Dù vậy, Thủ tướng cũng lưu ý rằng, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu về vốn rất lớn, nhất là nguồn lực để giải quyết những vấn đề mới như chuyển dịch năng lượng, biến đổi khí hậu… và rất mong muốn có sự chung tay của các định chế tài chính lớn.
Trả lời câu hỏi của Giám đốc khối Đông Nam Á và Nam Á của Tập đoàn Meta về đề nghị có nhóm hợp tác nhóm đặc trách của Hội Châu Á với Việt Nam về chuyển đổi số, nhất là trong các quy định liên quan ngành công nghệ, Thủ tướng nhấn mạnh rằng "tài nguyên con người là quý giá nhất" và đề nghị được hợp tác trong nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hệ sinh thái khởi nghiệp, chuyển đối số, đổi mới sáng tạo.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng, bên cạnh đó, hạ tầng liên quan phát triển khoa học công nghệ cần tiếp tục được đầu tư, nâng cao chất lượng để phù hợp yêu cầu phát triển chung. Thủ tướng chỉ rõ: "Chúng tôi rất muốn huy động các nguồn lực tài chính thông qua hợp tác công tư. Những nước đang phát triển như Việt Nam cần ưu tiên nguồn lực, từ các nước phát triển"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư phát triển thị trường vốn Việt Nam
07:31' - 18/05/2022
Ngày 17/5 theo giờ địa phương, tại thành phố San Francisco, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị xúc tiến Thương mại-Đầu tư-Du lịch giữa Việt Nam-Hoa Kỳ tổ chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới tại New York
14:26' - 17/05/2022
Chiều 16/5 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới tham quan Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) – sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.