Thủ tướng: Nếu dịch bệnh làm khó khăn gấp đôi, chúng ta phải cố gắng gấp ba
Nếu dịch bệnh làm khó khăn gấp đôi, chúng ta phải cố gắng gấp ba. Chúng ta cần một khí thế mới, một quyết tâm mới, vượt khó đi lên trong giai đoạn thực hiện mục tiêu kép vừa đẩy lùi dịch bệnh, vừa ổn định, phát triển kinh tế - xã hội.
Đây là tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương về các giải pháp, nhiệm vụ cho 4 nội dung lớn ứng phó tổng thể, toàn diện với những tác động từ dịch COVID-19, tổ chức ngày 10/4.
Trong phát biểu kết luận, Thủ tướng đánh giá các ý kiến, đề xuất của nhiều bộ, ngành, địa phương là rất tâm huyết, đúng hướng, thể hiện quyết tâm trong phòng chống dịch và đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt tinh thần quyết tâm chống dịch, triển khai tốt Chỉ thị 16; tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội một cách nghiêm túc, nhưng không "ngăn sông, cấm chợ", không ngăn cản vận chuyển hàng hóa, thiết bị, sản xuất đảm bảo các yêu cầu chống dịch.
Thủ tướng đề nghị: "Chúng ta cùng chung sức, đồng lòng, phối hợp chặt chẽ, tinh thần quyết tâm cao. Nếu dịch bệnh làm khó khăn gấp đôi, chúng ta phải cố gắng gấp ba. Vừa qua, tinh thần đó đã được Đảng, Nhà nước ta thực hiện tốt, được sự hưởng ứng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan tư pháp,... cùng toàn dân, toàn quân ta".
Phải tập trung sức lực hơn nữa, tập trung tháo gỡ vướng mắc, chấm dứt tình trạng trì trệ, chậm trễ như diễn ra vừa qua ở một số địa phương, bộ, ngành.
Theo Thủ tướng, tăng trưởng 3,82% trong quý I/2020 (cao nhất khu vực) là đáng khích lệ. Tuy nhiên, đây là mức tăng trưởng thấp, đặc biệt là một số địa phương, vùng kinh tế trọng điểm tăng trưởng quá thấp.
"Các chỉ đạo phải cụ thể, quyết tâm hơn, trên tinh thần biến nguy cơ thành thời cơ với giải pháp tái cơ cấu kinh tế trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng đơn vị, doanh nghiệp. Phải xử lý nghiêm sự chậm chạp, vô trách nhiệm từ tháo gỡ vướng mắc cho sản xuất kinh doanh đến đầu tư, đảm bảo an sinh, an ninh trật tự" - Thủ tướng nêu rõ.
Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh sản xuất, công nghiệp dịch vụ, đặc biệt nông nghiệp. Chú trọng thị trường trong nước 100 triệu dân; đồng thời chống đầu cơ, nâng giá, nhất là đối với mặt hàng thịt lợn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bên cạnh đó là chú ý đẩy mạnh công tác đối ngoại khi năm 2020 Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Cả nước tiếp tục ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.
Thời gian qua, bên cạnh khó khăn, xuất hiện nhiều đổi mới, sáng tạo, những nhân tài, điển hình trong mọi lứa tuổi.
Công tác truyền thông phải tiếp tục đổi mới, tạo nên động lực mới, sự đồng lòng, nhất trí trong toàn dân, toàn quân.
Thủ tướng tin tưởng một khí thế mới, một quyết tâm mới, vượt khó đi lên trong giai đoạn thực hiện mục tiêu kép vừa đẩy lùi dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống xã hội, an ninh trật tự.
Thủ tướng cho biết, sau hội nghị, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết mới mang hơi thở của cuộc sống và thể hiện ý chí cách mạng của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện mục tiêu kép đã nêu.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các bộ ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, kịch bản để đưa nền kinh tế phục hồi, bật dậy nhanh sau dịch; báo cáo Thủ tướng trong tuần tới.
Trước hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau", gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng này với các nhóm đối tượng hỗ trợ bao gồm: người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải nghỉ việc do dịch; hỗ trợ người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính trả lương người lao động; hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm phải dừng kinh doanh do dịch; người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm. Ngoài ra là các nhóm đối tượng: người có công với cách mạng; đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia./.
- Từ khóa :
- virus corona
- viêm phổi cấp
- trung quốc
- vũ hán
- vi rút corona
- viêm đường hô hấp cấp
- corona
- nocv
- 2019 nCoV
- COVID-19
- dịch COVID 19
- virus SARS-CoV-2
- SARS-CoV-2
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
- Nguyễn Xuân Phúc
- Thủ tướng Chính phủ
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh
12:59' - 10/04/2020
Đại diện các bộ, ngành và địa phương đã có nhiều kiến nghị, đề xuất với Chính phủ liên quan tới việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh...
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
12:50' - 10/04/2020
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 cho các dự án công trình
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương: Tận dụng cơ hội để vực dậy nền kinh tế
12:24' - 10/04/2020
Tác động của dịch COVID-19 cộng hưởng với đà suy giảm từ năm 2019 đã ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới; trong đó có Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội định hình tương lai cho kinh tế Việt Nam
11:45' - 10/04/2020
Nhiệm vụ cần phải tập trung trong thời gian tới đây sẽ là rất nặng nề nhưng cần phải quyết liệt và kịp thời.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04'
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp
20:43'
Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42'
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu bế mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư
20:23'
Sau bốn ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16
19:51'
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành dứt điểm mục tiêu ổn định dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La
18:46'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào di dân nhường đất cho dự án thủy điện Sơn La là nhiệm vụ ưu tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành Dầu khí tiếp tục phát huy truyền thống của người đi tìm lửa
18:40'
Chiều 17/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu người lao động tiêu biểu của ngành Dầu khí..
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo bứt phá trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
18:21'
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã chủ động bước lên tuyến đầu thúc đẩy phát triển bền vững
18:07'
Giáo sư Reena Marwah thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ), đã có bài phân tích về việc Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2025.