Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các nhà khoa học và trí thức tại Singapore
Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, chiều 26/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nghe các nhà khoa học, trí thức tại Singapore giới thiệu về kinh nghiệm ứng dụng công nghệ 4.0 trong xây dựng Chính phủ kiến tạo.
Đây là những nhà khoa học, trí thức đang làm việc, giảng dạy tại các trường Đại học và doanh nghiệp lớn của Singapore.
Các chuyên gia phát biểu đều đánh giá cao Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quan tâm đến tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, đồng thời nhấn mạnh đến việc cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, xây dựng các dữ liệu lớn, công nghệ 3D… vào các lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng thành phố thông minh, chính phủ điện tử, điều hành doanh nghiệp…
Các chuyên gia cho biết với việc ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các nước đang có đưa ra những mục tiêu phát triển rất cụ thể. Do đó nếu Việt Nam không nhanh chóng tận dụng được các thành tựu này thì sẽ có nguy cơ tụt hậu.
Ví dụ như Trung Quốc đặt mục tiêu tự động hóa đến 80% vào năm 2025 nên sản phẩm hàng hóa sẽ có tính cạnh tranh cao. Hay Việt Nam là nước xuất khẩu da giầy lớn, nên với việc cách đây vài ngày, hãng giầy Nike công bố công nghệ in 3D trên giầy cũng là áp lực mà Việt Nam cần tính đến.
Ngoài ra, nhiều nước đang thử nghiệm tiền ảo, một sự chuẩn bị dài hơi cho tương lai và và điều này tác động đến Việt Nam nếu không có sự chủ động.
Từ phân tích những thách thức và cơ hội, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần đầu tư đào tạo nguồn nhân lực để tận dụng được cơ hội của cuộc cách mạng 4.0. Trong đó cần có cơ chế thu hút các nhà khoa học, trí thức tài năng, gồm cả các trí thức Việt Nam đang ở nước ngoài.
Cùng với đó là đẩy mạnh đào tạo về tự động hóa, rô bốt, vật liệu nano, đào tạo các chuyên gia giỏi am hiểu về điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, công nghệ 3D… Để thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, các chuyên gia kiến nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ để kết nối giữa ý tưởng sáng tạo với các doanh nghiệp, thu hút các doanh nghiệp đầu tư để hiện thực hóa ý tưởng này.
Nếu việc hiện thực hóa thành công thì Chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn để phát triển dự án đó. Các chuyên gia cũng cho rằng thế giới đang chuyển sang công nghệ 5G và cùng với công nghệ điện toán đám mây, thế giới sẽ sử dụng Internet vạn vật, tạo ra sự thay đổi ở nhiều quốc gia.
Việt Nam có dân số trẻ, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin tốt, cùng với việc nhiều tập đoàn công nghệ lớn của thế giới có mặt tại Việt Nam, sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp cận và ứng dụng thành công các công nghệ mới này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các chuyên gia đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý và cho biết Việt Nam đang xây dựng chiến lược về việc thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Do đó, những vấn đề mới mẻ mà các chuyên gia nêu ra là rất có ý nghĩa. Thủ tướng nhấn mạnh việc tận dụng cơ hội, vượt qua các nguy cơ, thách thức, không để thất bại là vấn đề lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong kỷ nguyên số.
Đánh giá cao các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm của các nước trong việc ứng dụng trí tuệ thông minh vào khám chữa bệnh, Thủ tướng mong muốn các chuyên gia hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này, giúp người dân được khám chữa bệnh với chi phí rẻ hơn, không quá tốn kém chi phí khi phải ra nước ngoài chữa bệnh.
Việt Nam cũng đã cử 3 thành phố tham gia vào Mạng lưới thành phố thông minh mà Singapore đề xuất triển khai với mong muốn để giúp các thành phố này trở thành thành phố thông minh, mang lại lợi ích thiết thực và cụ thể cho người dân.
Thủ tướng nêu rõ Việt Nam mong muốn tiếp tục được lắng nghe và chia sẻ các kinh nghiệm quý báu của các giáo sư Singapore và các trí thức Việt Nam trong các hoạt động xây dựng kiến thiết đất nước và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ của Singapore vào đầu tư tại Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam.
*Trước đó, chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Cơ quan công nghệ Chính phủ Singapore (GovTech), nghe giới thiệu về Kế hoạch xây dựng Quốc gia thông minh và Chính phủ ứng dụng kỹ thuật số của Singapore cũng như vai trò quan trọng của GovTech trong triển khai Kế hoạch.
GovTech được thành lập sau chương trình tái cấu trúc năm 2016, với mục đích lèo lái quá trình chuyển hóa kỹ thuật số trong khu vực công tại Singapore, nước phát triển chính phủ điện tử ở mức độ cao (đứng thứ 4 thế giới theo xếp hạng của Liên hợp quốc năm 2017).
* Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã có buổi gặp mặt và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Singapore.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng gặp gỡ bà con kiều bào, sinh viên Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Singapore trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Singapore lần đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.
Thủ tướng thông báo một số kết quả chuyến thăm cấp cao lần này và vui mừng cho biết đây là chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy, đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore lên một tầm cao mới.
Các cuộc hội đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, hội kiến Tổng thống Halimah Yacob cùng các cuộc làm việc, ký kết các thoả thuận với các cơ quan, doanh nghiệp của Singapore là cơ hội tốt để kết nối hai nền kinh tế cũng như tăng cường trao đổi các vấn đề đóng góp vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định lại chủ trương, chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là luôn trân trọng những tình cảm quý báu của bà con hướng về đất nước và luôn coi kiều bào là một bộ phận ruột thịt không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
Thủ tướng mong kiều bào tiếp tục phát huy là một cộng đồng trí thức trẻ với đội ngũ giáo sư, tiến sĩ có trình độ cao và hội nhập sâu vào xã hội sở tại, làm sao để trở thành những công dân toàn cầu nhưng vẫn phát huy được bản sắc văn hoá Việt Nam.
Thủ tướng cũng đề nghị các giáo sư, nhà khoa học, các chuyên gia và du học sinh Việt Nam bằng kinh nghiệm, vốn kiến thức của mình tiếp tục hiến kế, đóng góp công sức và chất xám cho sự phát triển của đất nước.
Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị Đại sứ và tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán cần tiếp tục nỗ lực củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Singapore, phục vụ tốt nhất lợi ích quốc gia, làm tốt công tác cộng đồng, lãnh sự, cũng như công tác ngoại giao văn hóa.
Thủ tướng mong mỏi cộng đồng trí thức trẻ của Việt Nam ở Singapore có thể góp sức để cùng trả lời câu hỏi Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới và tại sao Việt Nam chưa thể đi nhanh hơn để từ đó xây dựng các giải pháp nhằm tạo sự phối hợp nhịp nhàng hơn giữa nguồn lực trong và ngoài nước, tạo sức mạnh tổng hợp đưa đất nước tiến lên cuộc cách mạng 4.0./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam-Singapore
14:11' - 26/04/2018
Thủ tướng cho rằng, việc có sự tham dự của khoảng 700 đại biểu tại Diễn đàn đã cho thấy các địa phương và doanh nghiệp hai nước thực sự quan tâm đến cơ hội hợp tác giữa hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Báo chí Singapore đánh giá cao chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
11:11' - 26/04/2018
Báo chí Singapore đã có nhiều bài viết phản ánh đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng như đánh giá cao những kết quả cụ thể đạt được sau cuộc hội đàm giữa hai thủ tướng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung Việt Nam-Singapore
20:34' - 25/04/2018
Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Singapore trong năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
19:15' - 25/04/2018
Chiều 25/4, lễ đón chính thức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã được tổ chức trọng thể tại Cung Istana, trụ sở Nhà nước và Chính phủ Singapore.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.