Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ Thượng cờ hai tàu ngầm Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu
Sáng 28/2, tại Quân cảng Lữ đoàn Tàu ngầm 189 Hải Quân, Bộ Tư lệnh Hải quân long trọng tổ chức Lễ thượng cờ cho hai tàu ngầm: Tàu 186 mang tên Đà Nẵng và Tàu 187 mang tên Bà Rịa Vũng Tàu. Đây là hai chiếc tàu ngầm cuối cùng trong số 6 tàu ngầm hiện đại được Liên bang Nga đóng mới theo hợp đồng ký kết giữa hai bên từ năm 2009 đến nay.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự, chứng kiến Lễ Thượng cờ và động viên, căn dặn cán bộ, chiến sỹ Hải quân và chỉ huy, thuyền viên làm nhiệm vụ trên hai tàu.
Theo hợp đồng giữa hai bên, từ năm 2009 đến nay, Quân chủng Hải Quân đã lần lượt tiếp nhận 4 tàu ngầm trước đó gồm: Tháng 1/2014: Tàu 182 -Hà Nội; Tháng 3/2014: Tàu 183-Thành phố Hồ Chí Minh; Tháng 2/2015: Tàu 184 – Hải Phòng; Tháng 6/2015: Tàu 185 Khánh Hòa; Tháng 2/2016: Tàu 186 - Đà Nẵng và Tháng 1/2017: Tàu 187 - Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trong không khí trang nghiêm tại buổi lễ, các đồng chí Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam đã trân trọng trao Quốc kỳ và Cờ Hải quân cho Thuyền trưởng các tàu 186 - Đà Nẵng và 187 – Bà Rịa-Vũng Tàu để biên đội tàu tiến hành nghi thức Thượng cờ.
Nghi thức Thượng cờ diễn ra ngay sau đó trong tiếng quốc ca hào sảng, niềm xúc động và vinh dự của các đại biểu cùng toàn thể cán bộ, chiến sỹ tại quân cảng Lữ đoàn 189. Cũng tại sự kiện này có màn bay chào mừng với sự trình diễn của các thủy phi cơ và phi đội trực thăng chiến đấu thế hệ mới của Lữ đoàn 954, Quân chủng Hải quân.
Lễ Thượng cờ cho hai tàu là một hoạt động có ý nghĩa lớn đối với Quân chủng Hải quân, trực tiếp là Lữ đoàn Tàu ngầm 189, là niềm vinh dự, tự hào đối với cán bộ, thủy thủ hai tàu 186 và 187.
Từ đây, chính thức hai tàu được đưa vào biên chế của các lực lượng trong Quân chủng Hải quân, góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh quân sự trong phòng thủ, xây dựng, hoàn thiện thế trận an ninh nhân dân trên biển, bảo vệ trọn vẹn chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong mọi tình huống.
Thay mặt Chính phủ, phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thân ái tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn tàu ngầm 189 Hải quân, các sĩ quan, thủy thủ 2 tàu ngầm "Đà Nẵng" và "Bà Rịa - Vũng Tàu” những tình cảm sâu sắc và lời chúc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thiêng liêng mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc biên chế cho Quân chủng Hải quân đội tàu ngầm Kilo 636 đóng mới tại Liên bang Nga (một loại tàu ngầm Diezen hiện đại nhất hiện nay) khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước, nhằm tăng cường tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân trên biển, đưa Hải quân nhân dân Việt Nam tiến gần hơn với trình độ chung của hải quân các nước trong khu vực và thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương cán bộ, chiến sĩ tàu ngầm Hải quân nhân dân Việt Nam đã và đang tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, làm chủ vững chắc các trang bị hiện đại.
Thủ tướng cũng biểu dương và ghi nhận tình cảm, sự quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện về mọi mặt của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn thể đồng bào, đồng chí cho sự phát triển của lực lượng tàu ngầm Hải quân cũng như của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Với tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu Quân chủng Hải quân quán triệt thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và Nhà nước về giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Thủ tướng nêu rõ: Việt Nam nhất quán và rõ ràng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Với thiện chí và những nỗ lực của mình, chúng ta kiên quyết, kiên trì giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Luật biển Việt Nam năm 2012 và tiếp tục xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC), để Biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển, vì lợi ích, an ninh của tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng cũng yêu cầu Quân đội và lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam luôn thấm nhuần sâu sắc giá trị thiêng liêng của mỗi tấc đảo, mỗi sải biển của Tổ quốc, ý nghĩa lớn lao của hòa bình, ổn định đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thủ tướng khẳng định, đường lối quốc phòng của Việt Nam là hòa bình, là tự vệ.
Việc hiện đại hóa quân đội, trong đó có phát triển lực lượng tàu ngầm hiện đại là việc làm bình thường của quốc gia có biển, không phải chạy đua vũ trang, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào, mà để bảo vệ vững chắc chủ quyền, biển đảo, thềm lục địa trong mọi tình huống.
Thủ tướng mong muốn mỗi cán bộ, chiến sỹ Hải quân làm hết sức mình để giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, gìn giữ hòa bình trên mỗi ngọn sóng của biển Đông.
Thủ tướng cũng đề nghị Quân chủng rút kinh nghiệm từ công tác tiếp nhận, huấn luyện, khai thác làm chủ các tàu ngầm thời gian qua để tập trung làm tốt hơn; tiếp tục nghiên cứu, đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, bảo đảm về trang bị kỹ thuật cho hoạt động đồng bộ của vũ khí, trang bị để làm chủ nhanh hơn, sâu hơn, vững chắc hơn, phát huy hết tính năng kỹ chiến thuật các tàu ngầm hiện đại, bảo đảm an toàn tuyệt đối, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống, phù hợp với nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Thủ tướng khẳng định, với truyền thống của lực lượng Hải quân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, toàn thể cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ của lực lượng tàu ngầm nói riêng, Hải quân nói chung sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành vẻ vang mọi nhiệm vụ được giao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau Lễ Thượng cờ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác đã xuống tham quan, nói chuyện với cán bộ chỉ huy, sỹ quan, chiến sỹ làm nhiệm vụ trên hai Tàu 186 - Đà Nẵng và 187 – Bà Rịa-Vũng Tàu./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ưu tiên phát triển hạ tầng để thu hút đầu tư
14:00' - 27/02/2017
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Tuyên Quang và kêu gọi các nhà đầu tư xúc tiến các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kinh tế lâm nghiệp là lối ra cho Tuyên Quang
21:06' - 26/02/2017
Mặc dù liên tục đạt được mức tăng trưởng đều đặn qua các năm, nhưng Tuyên Quang vẫn còn là một tỉnh nghèo, đời sống của người dân còn khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga
14:18' - 21/02/2017
Thủ tướng nêu rõ, người dân Việt Nam và Nga có quan hệ hữu nghị truyền thống từ lâu đời. Việt Nam luôn ưu tiên củng cố và tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Các nhà đầu tư cần có chiến lược chung thủy với Nghệ An
13:50' - 19/02/2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các doanh nghiệp có chiến lược đầu tư lâu dài, hiệu quả, chung thủy tại Nghệ An, tránh tình trạng “sáng nắng, chiều mưa”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Malaysia: Thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện và đi vào chiều sâu
10:14'
Chuyến thăm chính thức Malaysia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tiếp thêm động lực thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và đi vào chiều sâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài cuối: Giải pháp phù hợp với khả năng người Việt
09:58'
Để chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam cần quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng với hệ thống các chính sách hỗ trợ kịp thời.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài 1: Khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn
09:57'
Trong tiến trình chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Ban chỉ đạo thực hiện sáp nhập Lâm Đồng – Bình Thuận - Đắk Nông
09:20'
Ngày 24/5, Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, để phục vụ cho việc sáp nhập, Tỉnh ủy các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo hợp thực hiện nhất 3 tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
08:43'
Sáng 24/5, Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước theo nghi thức Quốc tang đã được tổ chức trọng thể tại Nhà Tang lễ Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội mới trong họp tác dệt may Việt Nam - Ấn Độ
08:02'
Ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ đang đứng trước cơ hội hợp tác chiến lược mới khi hai bên có thể bổ trợ cho nhau trong chuỗi cung ứng toàn cầu.