Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam và dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017 ngay sau Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc; chúc mừng Trung Quốc tổ chức thành công Đại hội XIX, đề ra những định hướng lớn, mục tiêu, chiến lược phát triển quan trọng trong thời gian tới và đồng chí Tập Cận Bình được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân, Trung Quốc sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Trung Quốc trở thành đất nước hiện đại xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ vui mừng sang thăm lại Việt Nam và dự Hội nghị Cấp cao APEC ngay sau Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc; chúc mừng những thành tựu quan trọng mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã giành được trong thời gian qua. Đồng chí Tập Cận Bình đánh giá cao công tác tổ chức của chủ nhà Việt Nam và nhiệt liệt chúc mừng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2017.Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình gửi lời thăm hỏi đến Đảng, Chính phủ và nhân dân các địa phương bị thiệt hại do thiên tai thời gian qua, đồng thời tuyên bố Chính phủ Trung Quốc viện trợ vật chất trị giá 10 triệu Nhân dân tệ để hỗ trợ khắc phục thiên tai.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo một số trọng tâm công tác của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua với quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; khẳng định Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; Đảng và Chính phủ Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, đây là chủ trương nhất quán, sự lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng trước những tiến triển hợp tác giữa hai nước thời gian qua, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại và du lịch lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN; chân thành cảm ơn lời thăm hỏi sâu sắc và việc hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả thiên tai.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị đồng chí Tập Cận Bình tiếp tục quan tâm, chỉ đạo để quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, hiệu quả vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác thiết thực giữa hai nước trong thời gian tới: Về đầu tư, Thủ tướng khẳng định Việt Nam hoan nghênh và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc triển khai các dự án lớn, có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc, nhất là trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao; đề nghị hai bên triển khai tốt việc kết nối khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” và sáng kiến “Vành đai và Con đường”; cải thiện, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng khu vực biên giới hai nước. Về thương mại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ kim ngạch hai nước tăng nhanh, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc có giảm nhẹ, nhưng xu thế chưa vững chắc, cần có những giải pháp ổn định về lâu dài.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Trung Quốc tiếp tục có các chính sách và biện pháp hữu hiệu để giảm bớt mức nhập siêu của Việt Nam; mở rộng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, nhất là các mặt hàng nông, lâm thủy hải sản; đẩy nhanh hoàn thành đánh giá tiêu chuẩn gia nhập thị trường Trung Quốc đối với sữa, sản phẩm từ sữa và một số loại hoa quả, thủy hải sản của Việt Nam;
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Trung Quốc tiép tục hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm quản lý; tích cực nghiên cứu, xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới phù hợp với năng lực và pháp luật của mỗi nước; phấn đấu thúc đẩy thương mại phát triển ổn định, cân bằng, bền vững, đạt mục tiêu đạt 200 tỷ USD trong năm 2025.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên triển khai hiệu quả hợp tác về tài chính, nông nghiệp, môi trường, giao thông vận tải, khoa học công nghệ. Đề nghị Trung Quốc dành cho Việt Nam các khoản tín dụng với mức ưu đãi cao hơn, tạo thuận lợi để Việt Nam tiếp cận các khoản vay ưu đãi trong khuôn khổ song phương và đa phương.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên đẩy nhanh việc nghiên cứu lai tạo các giống lúa lai thích hợp với điều kiện hạn hán và xâm nhập mặn; phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động nghề cá trên biển; tăng cường hợp tác quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn nước qua biên giới; thúc đẩy hợp tác về du lịch, giao thông; tăng cường giao lưu hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương hai nước; tích cực chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong một số dự án lớn do Trung Quốc triển khai tại Việt Nam để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
Về vấn đề trên biển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên kiên trì giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; đề nghị hai bên thực hiện nghiêm các thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động mở rộng, làm phức tạp tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông; đồng thời trên cơ sở các quy chế đã được luật pháp quốc tế công nhận và các nguyên tắc hai bên đã đạt được, thúc đẩy phân định và hợp tác cùng phát triển tại các vùng biển hai bên thực sự có tranh chấp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc coi trọng cao độ việc củng cố và phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Việt Nam. Cho rằng, quan hệ Trung - Việt phát triển ổn định, lành mạnh là phù hợp với lợi ích của hai nước và nguyện vọng của nhân dân hai nước.Hai bên cần nắm vững phương hướng phát triển đúng đắn của quan hệ Trung - Việt, tăng cường gặp gỡ cấp cao thường xuyên để trao đổi chiến lược và các vấn đề lớn trong quan hệ song phương; tiếp tục làm sâu sắc quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực, thực hiện cùng có lợi, cùng thắng; thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển, mở rộng hợp tác thiết thực, đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác trọng điểm và các dự án lớn, thúc đẩy tiện lợi hóa thương mại, đầu tư song phương; tăng cường giao lưu hữu nghị nhân dân; thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, quản lý và kiểm soát tốt bất đồng; duy trì hòa bình, ổn định trên biển và đại cục phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát huy xu thế tích cực của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
09:24' - 10/11/2017
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung thời gian qua tiếp tục xu thế phát triển tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc phát triển tích cực
12:50' - 29/09/2017
Theo thống kê của phía Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại Việt - Trung năm 2016 đạt 71,9 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2015; nhập siêu giảm 13,67% so với năm 2015.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc
16:18' - 15/05/2017
Hai bên cho rằng, tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần không ngừng kế thừa, gìn giữ và phát huy.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, GDP của cả nước tăng 7,52%, mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2025
10:03'
Kinh tế quý II/2025 đạt mức tăng trưởng 7,96%, mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 8,56% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020 -2025.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34' - 04/07/2025
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29' - 04/07/2025
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45' - 04/07/2025
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30' - 04/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân chia lại khu vực hoạt động xổ số kiến thiết theo ba miền
17:09' - 04/07/2025
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 61/2025/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 37 triệu lượt xe lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC quản lý
16:47' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc của VEC trong 6 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
16:41' - 04/07/2025
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với tư cách quốc gia đối tác, khẳng định vai trò, mong muốn và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế đa phương này.