Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam
Chiều 27/10, tại Trụ sở Chính phủ, gặp mặt lãnh đạo Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, quy hoạch phát triển đô thị cần có tầm nhìn, nếu "ăn xổi ở thì", "nóng đây phủi đó" thì hậu quả rất lớn. Do đó, Hội cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác phản biện xã hội của mình.
Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính chia sẻ, thời gian qua, miền Trung chịu nhiều thiệt hại do "bão chồng bão, lũ chồng lũ", do biến đổi khí hậu.
Hội luôn quan tâm đến vấn đề này và muốn báo cáo những việc có thể làm được trong tương lai đối với miền Trung bằng những hội thảo, nghiên cứu, đề tài, để làm thế nào tốt nhất trong xác định, chọn địa điểm cho thành phố, cho khu dân cư, những con đường kết nối đô thị, nông thôn.
Ông Trần Ngọc Chính nhấn mạnh việc quy hoạch, quản lý phát triển đô thị, lựa chọn địa điểm trong quy hoạch ứng phó biến đổi khí hậu, giảm bớt thiệt hại do thiên tai.
Báo cáo một số nét về Đại hội lần thứ V của Hội (dự kiến diễn ra từ ngày 31/10 - 1/11/2020), ông Trần Ngọc Chính cho biết, Hội ngày càng thấy rõ vai trò phản biện xã hội của mình trong phát triển đô thị.
Theo báo cáo của Hội, Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2000 đạt 24,2% với 18,7 triệu dân đô thị, đến năm 2019 tỉ lệ đô thị hóa tăng lên 38,4%.
Sau hơn 30 năm thực hiện chủ trương đổi mới, hệ thống đô thị đã tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng, số đô thị cuối năm 2011 là 731 đô thị nhưng đến tháng 5/2019 có 833 đô thị.
Diện tích bình quân sàn nhà ở toàn quốc đạt 23,4 m2/người. Bên cạnh các đô thị, khu vực nông thôn cũng được quan tâm thích đáng, đến 99,4% khu vực được lập quy hoạch xây dựng.
Bày tỏ sự quan tâm, coi trọng công tác quy hoạch nói chung, quy hoạch phát triển đô thị nói riêng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, phát triển đô thị là một kênh tăng trưởng quan trọng. Đây cũng là xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 40%.
Do đó, phát triển đô thị phải mạnh mẽ hơn để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Ở đâu đô thị phát triển thì ở đó đời sống, thu nhập của người dân gia tăng. Phát triển đô thị nhanh nhưng phải đúng hướng, bền vững. Đây cũng bài toán mà Thủ tướng đặt ra đối với Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam.
Thủ tướng đánh giá, qua hơn 20 năm thành lập, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam đã có những hoạt động rất thiết thực, nhất là phản biện những văn bản pháp lý về công tác quy hoạch xây dựng như Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đất đai, Luật Di sản văn hóa, Luật Quy hoạch…, tham gia góp ý kiến về các Chiến lược, Định hướng, Chương trình phát triển đô thị, nông thôn quốc gia, các đồ án lớn như Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đồng bằng sông Cửu Long... Phản biện là chức năng quan trọng của các hội, Thủ tướng cho rằng, công tác này đòi hỏi trí tuệ, kinh nghiệm rất lớn.
Lãnh đạo Hội đã tham gia rất nhiều các hoạt động tư vấn và phản biện xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng trước những vấn đề đang được xã hội quan tâm như vấn đề quy hoạch hệ thống đô thị Việt Nam, quy hoạch các đô thị lớn, đô thị hóa, giao thông đô thị, thích ứng với biến đổi khi hậu, xây dựng đô thị xanh, thông minh, quản lý đô thị trong quá trình chuyển đổi số...
Cho rằng một số công trình, dự án thời gian qua còn bất cập, yếu kém, thường xuyên bị ngập lụt, nhất là vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, Thủ tướng đề nghị Hội tiếp tục đóng góp vì lợi ích chung, khách quan, trung thực, có cơ sở khoa học và thực tiễn cao để làm sao có các đô thị tốt, phát triển bền vững.
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác phản biện xã hội trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị, nông thôn phù hợp với giai đoạn phát triển mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của đất nước. Nếu "ăn xổi ở thì", "nóng đây phủi đó", không có tầm nhìn thì hậu quả rất lớn.
Hội cần tạo động lực, nâng cao vai trò và vị trí của các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch, các nhà quản lý đô thị, các doanh nghiệp, các nhà thầu xây dựng; đẩy mạnh hoạt động sáng tác, nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý phát triển đô thị; góp phần định hướng tư duy sáng tạo trong quy hoạch đô thị.
Tiếp tục tham mưu và có những đóng góp thiết thực trong việc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thể chế trong lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị trong thời gian tới, làm sao bảo đảm quản lý chặt chẽ đồng thời mở ra không gian thuận lợi cho các nhà đầu tư, xã hội hóa mạnh mẽ nguồn lực...
Góp phần xây dựng, quản lý phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn Việt Nam, giải quyết các tồn tại trong quá trình đô thị hóa, hướng tới đô thị hiện đại, đô thị thông minh có bản sắc phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với nền kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0...
Về Đại hội nhiệm kỳ V (2020- 2025) sắp tới của Hội, Thủ tướng tin tưởng Hội sẽ chọn ra một Ban chấp hành, các vị trí Chủ tịch, Phó chủ tịch có đủ tâm, đủ tầm. Đại hội phải tạo ra sự lan tỏa, sức mạnh đoàn kết, xác định những định hướng hoạt động lớn của Hội.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Quy hoạch đô thị tại TP HCM - Bài cuối: Khát vọng đô thị thông minh
08:26' - 03/09/2020
Khát vọng vươn xa với những sáng kiến, sự tìm tòi, sáng tạo thông qua những mô hình, cách làm mới luôn cháy bỏng trong mỗi cá nhân lãnh đạo và người dân thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu.
-
Bất động sản
Quy hoạch đô thị tại TP HCM - Bài 2: Phát triển các khu đô thị hiện đại
08:12' - 03/09/2020
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công một số hình mẫu khu đô thị hiện đại, văn minh.
-
Bất động sản
Quy hoạch đô thị tại TP HCM - Bài 1: Đổi thay diện mạo
08:11' - 03/09/2020
Với quy mô là đô thị lớn nhất cả nước hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang đổi thay từng ngày với những công trình, khu đô thị mới được quy hoạch bài bản, hiện đại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
21:19' - 30/06/2022
Chiều 30/6, Hội nghị công bố quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý ngay phương tiện sai phạm trong nạo vét, khai thác cát, sỏi trên sông
20:02' - 30/06/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang sau cuộc họp về đăng kiểm phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi hút cát.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ xử lý minh bạch, công khai cho quyền lợi của nhà đầu tư trong vụ Tân Hoàng Minh
19:28' - 30/06/2022
Tại cuộc họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác Công an 6 tháng đầu năm 2022, diễn ra chiều 30/6, cơ quan Công an đã có trao đổi thêm với báo chí về vụ án xảy ra tại Tân Hoàng Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ án tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: Nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng và hàng trăm nghìn USD
19:06' - 30/06/2022
Chiều 30/6, Bộ Công an tổ chức họp báo thông tin về tình hình, kết quả công tác Công an 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ
18:09' - 30/06/2022
Với phương châm “vướng đến đâu, gỡ đến đó”, các địa phương tỉnh Phú Thọ có tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, ổn định tái định cư cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội rà soát 135 dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
17:54' - 30/06/2022
Hà Nội đang tập trung khẩn trương khắc phục tồn tại đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Chọn xong nhà thầu cho dự án Tân Vạn - Nhơn Trạch
17:45' - 30/06/2022
Kumho Engineering & Construction được lựa chọn là nhà thầu gói thầu CW1 cho dự án Tân Vạn - Nhơn Trạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên nhân dẫn đến gần 1.800 ha vụ Đông Xuân bị nhiễm lúa cỏ
17:14' - 30/06/2022
Theo ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lúa cỏ xuất hiện tại các tỉnh phía Bắc từ nhiều năm nay nhưng với mật độ và diện tích nhiễm thấp.
-
Kinh tế Việt Nam
38% hộ nông dân đã tham gia hợp tác xã
17:13' - 30/06/2022
Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết, số hộ nông dân tham gia vào hợp tác xã đã tăng trở lại.