Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải “hiểu mình, hiểu người”
Chiều 16/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2023-2026 trước khi lên đường nhận nhiệm vụ.
Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan và 16 Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mới được bổ nhiệm. Theo Bộ Ngoại giao, 16 Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mới được bổ nhiệm lần này đảm nhiệm, kiêm nhiệm tại 48 quốc gia, vùng lãnh thổ ở hầu hết các châu lục. Tại buổi làm việc các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bày tỏ xúc động khi được lãnh đạo Đảng, Nhà nước trực tiếp gặp gỡ, chỉ đạo, giao nhiệm vụ; cho biết, trước khi lên đường nhận nhiệm vụ đã được trang bị đầy đủ kiến thức, nắm bắt các yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới; quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao theo đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, những năm qua, ngành Ngoại giao không ngừng lớn mạnh, đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng đất nước, trong đó có đóng góp của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.Thủ tướng cho rằng, nhiệm vụ của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ngày càng nặng nề. Do đó, các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải kiên trì, kiên định và linh hoạt thực hiện chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước được ghi trong Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết số 34-NQ/TW ngày 9/1/2023 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng; Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030…
Việt Nam là nước đang phát triển; nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Việt Nam xây dựng đất nước dựa trên 3 trụ cột: nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, xuyên suốt là lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực, nguồn lực cho sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; không chọn bên mà chọn công lý, lẽ phải. Cùng với đó xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Thủ tướng yêu cầu các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc là “phục vụ phát triển đất nước là nhiệm vụ trung tâm” của công tác đối ngoại. Do đó, mỗi Trưởng Cơ quan đại diện cần xác định ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, góp phần vào xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, toàn diện, hiệu quả là một ưu tiên cao trong nhiệm kỳ công tác của mình.Trọng tâm hàng đầu là tổ chức thành công các hoạt động đối ngoại cấp cao và các cấp, trong đó thúc đẩy hợp tác kinh tế phải vừa là động lực vừa là mục tiêu xuyên suốt của các hoạt động. Để phát huy thế và lực mới của đất nước trong triển khai nhiệm vụ này, các Trưởng Cơ quan đại diện phải “hiểu mình, hiểu người”.
Bên cạnh đó, các Trưởng Cơ quan đại diện ở nước ngoài phải giữ liên hệ chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong nước để phối hợp tốt trong công tác xúc tiến đầu tư vào các địa phương, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chuỗi cung ứng, tăng cường kết nối kinh tế, góp phần phục vụ hiệu quả tiến trình phục hồi và phát triển kinh tế, triển khai hiệu quả các chỉ đạo của Bộ Chính trị về phát triển các vùng kinh tế, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Trưởng Cơ quan đại diện làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác; củng cố hơn nữa sự tin cậy, chân thành; tăng cường hơn nữa sự gắn kết lợi ích thực chất. Trong đó, cần xác định được trọng tâm hợp tác đối với từng đối tác vì quan hệ dù có toàn diện đến đâu hợp tác cũng cần có trọng tâm, trọng điểm. Theo đó, các nước Đông Nam Á là các nước láng giềng, cùng trong ASEAN, cần chú trọng tăng cường kết nối nền kinh tế, củng cố đoàn kết, xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Các nước ở châu Âu là các đối tác phát triển, cần tận dụng được thế mạnh của họ về công nghệ và vốn, nhất là trong những lĩnh vực mới, lĩnh vực quan trọng với sự phát triển của đất nước như: chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, đổi mới sáng tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển nguồn nhân lực. Các nước ở châu Phi là nơi tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế còn rất lớn, cần đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực ta có thế mạnh và bạn có nhu cầu, như hợp tác ba bên về nông nghiệp, xây dựng, viễn thông; tăng cường ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương. Đối với các nước ở châu Mỹ, trong đó có nhiều nước Mỹ Latinh là bạn bè truyền thống của Việt Nam, cần chuyển hóa tình cảm thành những lợi ích thực chất cho người dân mỗi nước qua các dự án, biện pháp cụ thể. Thủ tướng chỉ đạo, các Trưởng Cơ quan đại diện cần quán triệt sâu sắc rằng góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của ta, trong đó có chủ quyền biển đảo, là nhiệm vụ trọng yếu của mỗi cơ quan đại diện. Đây là trách nhiệm với Tổ quốc, với dân tộc; tiếp tục làm tốt công tác bảo hộ công dân, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và công tác ngoại giao văn hóa, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng. “Các đồng chí cần dành sự quan tâm thích đáng, làm tốt hơn nữa công tác bảo hộ công dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài; để đồng bào, kiều bào thực sự hướng về quê hương đất nước, củng cố được khối đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Thủ tướng nhắc nhở. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quảng bá hình ảnh quốc gia bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú đóng góp thiết thực vào việc “đưa văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững” theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, trong đó lưu ý thúc đẩy việc dạy tiếng Việt ở nước ngoài. Trưởng các Cơ quan đại diện cần nêu gương cho các cán bộ, nhân viên về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp và nhất là phải kiên định, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; quan tâm tới không chỉ công việc mà còn đời sống, quyền lợi chính đáng của cán bộ, chú trọng đào tạo, rèn luyện cán bộ có phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và tuyệt đối trung thành với Tổ quốc. Thủ tướng đặc biệt lưu ý, tin tưởng các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giữ vững đoàn kết nội bộ và đoàn kết với các cơ quan đại diện khác; phát huy truyền thống của ngành Ngoại giao; bản chất tốt đẹp của chế độ; truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc…, thực hiện tốt đường lối đối ngoại mà Đảng, Nhà nước đã đề ra./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong triển khai ngoại giao kinh tế
21:46' - 09/03/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong triển khai ngoại giao kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hợp tác phát triển công nghiệp bền vững hướng tới NetZero
17:03'
Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều dư địa hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển công nghiệp phát thải thấp cân bằng lợi ích kinh tế và môi trường sống.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Thành phố Hồ Chí Minh sắp xếp, chuyển giao 25 đảng bộ cấp trên cơ sở
16:24'
Dự kiến số lượng tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng ủy Cơ quan Đảng, đoàn thể, HĐND, tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh là 30 tổ chức cơ sở Đảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Liên bang Nga thăm chính thức Việt Nam
15:51'
Chiều 14/1, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 -15/1.
-
Kinh tế Việt Nam
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
15:13'
Việt Nam sẽ quyết liệt hơn trong thực hiện các cải cách kinh tế có tính căn bản hơn, tập trung vào đổi mới, sáng tạo và hội nhập để nền kinh tế có thể hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng cho năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình
14:56'
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, sinh năm 1974, quê huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội; là Cử nhân Trường Đại học Thương mại, Tiến sỹ Kinh tế; có trình độ lý luận chính trị: Cao cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đồng bằng sông Hồng và Hà Nội phải tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
13:16'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đồng bằng sông Hồng và Hà Nội phải tiên phong, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng bằng sông Hồng - vùng động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế cả nước
11:32'
Với nhiều kết quả nổi bật đạt được về phát triển kinh tế, có thể khẳng định vị thế, vai trò là vùng động lực, định hướng, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của cả nước...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
11:27'
Hội nghị nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hội đồng; đồng thời công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhiều cán bộ ở Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi
11:13'
Thời gian qua, nhiều cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước chủ động xin nghỉ hưu sớm theo đúng tinh thần sắp xếp, tinh gọn bộ máy.