Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra dự án xây dựng đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội
Cùng đi có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các Bộ: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022; Chính phủ triển khai tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022. Đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội có tổng chiều dài khoảng 112,8 km. Trong đó, đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội khoảng 58,2km; trên địa bàn tỉnh Hưng Yên khoảng 19,3km; trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khoảng 35,3km. Dự án có tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương 28.173 tỷ đồng; ngân sách địa phương 28.193 tỷ đồng và vốn BOT 29.447 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Nhìn chung, các hạng mục công việc đang được triển khai đáp ứng theo các mốc tiến độ trong Kế hoạch phối hợp giữa 3 tỉnh thành phố. Trong đó, công tác lựa chọn tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cung cấp các thông số hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu; công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần đạt tiến độ đề ra. Hiện, công tác cắm mốc giải phóng mặt bằng đã hoàn thành, đáp ứng tiến độ đề ra. Công tác giải phóng mặt bằng, di chuyển mồ mả của các quận/huyện được tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện đáp ứng tiến độ đề ra. Công tác phối hợp giải quyết các khó khăn, vướng mắc với các sở, ngành và các địa phương đảm bảo kịp thời, hiệu quả. Thành phố Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan chấp thuận chủ trương cải tạo, chỉnh trang và cho phép vừa lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vừa thiết kế, vừa thi công cải tạo, chỉnh trang các nghĩa trang hiện có trong các thôn, xã, phường để phục vụ di chuyển mộ trong phạm vi thu hồi đất giải phóng mặt bằng Dự án; cho phép chỉ định thầu các dự án cải tạo, mở rộng, xây mới nghĩa trang vào dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Đặc biệt, các tỉnh, thành phố có dự án đi qua đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép vừa lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vừa thiết kế, vừa thi công đối với các công trình xây dựng khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng; đồng thời, được phép phân giai đoạn, hạng mục thực hiện đầu tư để tiến hành thiết kế theo từng giai đoạn, từng hạng mục phục vụ cho công tác thi công trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ cho toàn công trình, phù hợp với khối lượng di dời, giải phóng mặt bằng của Dự án... Thủ tướng Chính phủ và Đoàn công tác đã khảo sát tại vị trí giao Đại lộ Thăng Long - đường Vành đai 4 (Km20+500 Đại lộ Thăng Long) thuộc địa phận xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội. Tại đây, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh việc phối hợp chặt chẽ và sáng tạo của ba địa phương, nhất là ba đồng chí Bí thư tỉnh ủy/thành ủy làm Trưởng Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng - khâu quyết định tiến độ các dự án giao thông, vì việc này cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp giữa các địa phương. Giải phóng mặt bằng là khâu quyết định tiến độ các dự án giao thông. Về các vướng mắc, Thủ tướng chỉ đạo Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giải quyết ngay theo thẩm quyền. Thủ tướng yêu cầu các cơ quan khẩn trương chuẩn bị các công việc, làm sớm nhất có thể, tránh giấy tờ, thủ tục phiền hà không cần thiết, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. "Tinh thần là làm ngày làm đêm, tranh thủ thời tiết thuận lợi và người dân ủng hộ để làm nhanh công tác giải phóng mặt bằng", Thủ tướng lưu ý. Theo Thủ tướng việc xây dựng đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội sẽ mở ra không gian phát triển mới, với các khu công nghiệp, khu đô thị, tránh ách tắc giao thông, khai thác quỹ đất. Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu việc thiết kế các nút giao trên tuyến đường phải đảm bảo khoa học, kỹ thuật, mỹ thuật để các nút giao là những điểm nhấn về cảnh quan, góp phần phát triển du lịch. Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư, khởi công đồng loạt các hạng mục dự án ở cả 3 tỉnh, thành phố vào tháng 6 này để phấn đấu tháng 6/2025 hoàn thành dự án. Trò chuyện với người dân vùng dự án tại hiện trường, Thủ tướng vui mừng vì người dân đồng thuận cao với việc triển khai dự án và chấp thuận đền bù giải phóng mặt bằng. Mặc dù bà con đang sản xuất, kinh doanh cho thu nhập tốt, song sẵn sàng nhường đất cho dự án. Thủ tướng mong muốn người dân trong phạm vi ảnh hưởng của dự án tiếp tục chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai dự án, vì dự án càng sớm hoàn thành thì người dân sớm hưởng lợi; đồng thời góp phần xây dựng đất nước và Thủ đô ngày càng giàu đẹp, nhân dân ngày càng ấm no hạnh phúc./.
- Từ khóa :
- thủ tướng chính phủ
- phạm minh chính
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 25 - 28/4
20:33' - 20/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chậm nhất ngày 19/12/2025 phải hoàn thành dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau
19:44' - 20/04/2025
Dự án được chia làm 2 dự án thành phần (DATP) gồm đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận làm chủ đầu tư
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ gần 600 mặt hàng sữa giả: Lỗ hổng quản lý cần được lấp đầy
17:48' - 20/04/2025
Vụ việc mới đây liên quan đến phát hiện gần 600 mặt hàng sữa giả đã làm dấy lên làn sóng lo ngại lớn trong dư luận.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp "loay hoay" giải toán chuyển đổi xanh
16:55' - 20/04/2025
Chuyển đổi xanh tại Việt Nam đang diễn ra tương đối chậm khi nhiều doanh nghiệp đang loay hoay với rào cản về nguồn vốn, công nghệ, nhân lực…
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Trung ương ban hành đồng bộ các văn bản, địa phương khẩn trương thực hiện
13:57' - 20/04/2025
Tuần qua đã có nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước được được ban hành về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025. Còn tại địa phương, các tỉnh, thành phố đã tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:55' - 20/04/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, thanh niên mạnh thì dân tộc mới mạnh, phải tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Lợi thế kép các địa phương đất Chín Rồng sau sắp xếp
09:39' - 20/04/2025
Tới đây, sau sắp xếp, hợp nhất, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ còn 6 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh Tây Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang và Cà Mau.
-
Kinh tế Việt Nam
Sức bật cho tăng trưởng TP. Hồ Chí Minh - Bài cuối: Xây dựng vị thế xứng tầm
08:29' - 20/04/2025
Đóng góp của kinh tế tư nhân vào tăng trưởng GDP và vốn đầu tư toàn xã hội của TP Hồ Chí Minh được cải thiện nhưng quy mô của doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa tương xứng với tiềm năng có thể đạt được.
-
Kinh tế Việt Nam
Sức bật cho tăng trưởng TP. Hồ Chí Minh - Bài 2: Vượt khó để phát triển
08:29' - 20/04/2025
Gần 40 năm đổi mới của đất nước, số lượng doanh nghiệp tư nhân tại TP Hồ Chí Minh bùng nổ, có những doanh nghiệp vươn lên thành những tập đoàn lớn, hoạt động đa ngành nghề, song con số đó không nhiều.