Thủ tướng: Tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách
Phát biểu kết luận Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021 diễn ra ngày 2/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các thành viên Chính phủ không có tư tưởng cầm chừng, ỷ lại, chờ đợi trong lúc giao thời, mà phải tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ.
Mỗi thành viên Chính phủ dù sẽ ở cương vị mới hay nghỉ chế độ công tác vẫn phải phát huy tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân, làm việc đến giờ phút cuối cùng.
Đánh giá về kết quả tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2 tháng đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Các chỉ tiêu đều vượt so với báo cáo Quốc hội trước đó, trong đó các chỉ tiêu vĩ mô đều tốt hơn, đặc biệt nợ công, bội chi ngân sách, thu ngân sách, dự trữ và các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đặc biệt, chúng ta thắng lợi thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đảm bảo hoạt động khá bình thường của xã hội trong bối cảnh mới, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân cũng như nâng cao đời sống của người dân.
Thủ tướng cho rằng, thành quả quan trọng này là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước, trong đó có sự đóng góp rất lớn của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.
Thủ tướng nêu rõ: “Trong 5 năm qua, tất cả chúng ta đã đồng tâm, hiệp lực, đoàn kết, chung sức, đồng lòng cùng với Chính phủ, các cấp, các ngành thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, “tại nhiệm kỳ này, không có tư tưởng cầm chừng, ỷ lại, chờ đợi trong lúc giao thời, chúng ta tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ dù mỗi thành viên Chính phủ ở cương vị mới hay nghỉ chế độ công tác, nhưng tinh thần trước Đảng, trước dân chúng ta phải làm đến phút cuối cùng”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ khóa này sẽ tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và thực hiện chuyển giao nhiệm vụ cho Chính phủ khóa mới theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước, quy định pháp luật.
Tinh thần là bảo đảm tính kế thừa, phát huy công khai, minh bạch cả về việc chuyển giao nhiệm vụ, công việc và công tác cán bộ, bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự. “Một lần nữa chúng ta nêu quyết tâm vì nhân dân mà làm việc”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đối với một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, đón bắt thời cơ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng cũng như năm 2021. Trước hết là tập trung quán triệt, nghiên cứu, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Cùng với đó là tiếp tục quyết liệt phòng chống dịch COVID-19. Tiếp tục phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam trên tinh thần “vắc xin+5K”, không được chủ quan. Nhanh chóng tiêm vắc xin cho các đối tượng ưu tiên, trong đó có người nghèo, gia đình chính sách và các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Chia sẻ với khó khăn của nhiều doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 6,5%. Đặc biệt thu hút có sàng lọc nguồn vốn FDI có chất lượng trong bối cảnh thời cơ đến với Việt Nam khi có xu hướng dòng vốn vào Việt Nam rất rõ ràng.
Để tháo gỡ khó khăn, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rà soát, điều chỉnh các gói hỗ trợ hiện tại và sớm đề xuất gói hỗ trợ đợt 2 để giúp doanh nghiệp và người dân vượt khó. Đặc biệt phát huy thế mạnh các trụ cột, đầu tàu tăng trưởng, nhất là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Cần Thơ và các tỉnh trọng điểm khác ở miền Đông Nam Bộ.
Về công tác chuẩn bị cho kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV (dự kiến từ ngày 24/3-7/4), kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện các báo cáo gửi Quốc hội và các đại biểu Quốc hội theo đúng thời hạn quy định.
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Theo đó, đã thực hiện tốt hơn các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2020 được Quốc hội giao, kết quả đạt và vượt 10/12 chỉ tiêu chủ yếu.
Trong đó, có thêm 2 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu là: Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 7%, cao hơn so với số đã báo cáo là khoảng 1%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 3,88%, thấp hơn so với số đã báo cáo là 4,39% và có 4 chỉ tiêu thực hiện tốt hơn so với số ước tính đã báo cáo Quốc hội.
Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả tốt hơn, tốc độ tăng GDP đạt 2,91%, quy mô kinh tế đạt 271 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 2.779 USD, đều cao hơn báo cáo trước đó. Tổng thu ngân sách đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 158 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội.
Giải ngân vốn đầu tư công năm ngoái đạt xấp xỉ 96,6% dự toán Quốc hội quyết định đầu năm, đạt hơn 97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Đây là mức giải ngân cao kỷ lục từ trước đến nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tổ chức tiêm vaccine ngừa COVID-19 kịp thời hơn nữa
11:19' - 02/03/2021
Sáng 2/3, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2/2021, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội trong tháng đầu tiên của năm mới Tân Sửu.
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thư khen thanh niên cứu cháu bé rơi từ tầng 13
15:36' - 01/03/2021
Ngày 1/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư khen thanh niên Nguyễn Ngọc Mạnh vì đã có hành động dũng cảm, kịp thời cứu được tính mạng bé gái 3 tuổi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý nhà nước và dân cư
19:39' - 25/02/2021
Chiều 25/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khai trương, đưa vào hoạt động hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Gỡ vướng mắc trong lập quy hoạch
22:08' - 26/05/2022
Ngày 30/5, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Tương lai châu Á: 5 đề xuất của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh
20:01' - 26/05/2022
Ngày 26/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Quốc tế về Tương lai châu Á lần thứ 27 ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Viện Pasteur Paris
18:54' - 26/05/2022
Chiều 26/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Stewart Cole, Chủ tịch Viện Pasteur Paris đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cước vận tải
18:48' - 26/05/2022
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát từ giá cước đến việc đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ
18:25' - 26/05/2022
Ngày 26/5/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Ukraine và Đại sứ Canada trình Quốc thư
18:10' - 26/05/2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Ukraine và Đại sứ Canada trình Quốc thư
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm việc với Phó Tổng Giám đốc WTO
17:17' - 26/05/2022
Chiều 25/5 theo giờ địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã tới thăm trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ, và làm việc với Phó Tổng Giám đốc WTO Trương Hướng Thần.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long
16:39' - 26/05/2022
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển. Đồng thời, là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng: Xử lý dứt điểm việc di dời các khu tập thể xuống cấp
14:29' - 26/05/2022
Đến nay, toàn thành phố đã di dời 8 khu tập thể xuống cấp với 67 hộ dân, hiện còn 17 khu với 105 hộ dân chưa thực hiện giải tỏa, di dời.