Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kiến nghị của chuyên gia về khắc phục tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nghiên cứu, tham khảo kiến nghị của chuyên gia tại báo cáo kết quả tọa đàm các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế để chỉ đạo thực hiện các giải pháp phù hợp, kịp thời khắc phục tình trạng trên tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Theo Công văn số 514/VPCP-KGVX ngày 24/8/2022, xét Báo cáo của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ về kết quả tọa đàm “Các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế” (Báo cáo số 718/BC-TTĐT ngày 17/8/2022), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nghiên cứu, tham khảo kiến nghị của chuyên gia tại báo cáo nêu trên để chỉ đạo thực hiện các giải pháp phù hợp, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Trước đó, ngày 12/8/2022, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Tọa đàm "Các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế".Tại buổi Tọa đàm này, nhiều ý kiến đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân thiếu thuốc, trang bị vật tư y tế và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc. Cụ thể:Về giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc, Tiến sỹ Nguyễn Huy Quang đề nghị các bộ, ngành được giao nhiệm vụ cần gấp rút hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo nghị quyết về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trình Chính phủ.Để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế, trước tiên phải có đánh giá xem mức độ, tình trạng thiếu thuốc ở từng cấp, Trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, trung tâm y tế, xác định nguyên nhân thiếu thuốc của từng đơn vị.Một số văn bản sắp hết hạn như Nghị quyết 12 của Quốc hội và một số nội dung liên quan đến giá thuốc trong Luật Dược, một số quy định của Luật Đấu thầu, cần phải xem xét những vướng mắc cơ bản vì thuốc và trang thiết bị y tế là những mặt hàng kinh doanh có điều kiện và rất đặc trưng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người, rất cần phải có những giải pháp để triển khai thực hiện.Về mặt thể chế, Bộ Y tế cần khẩn trương sửa đổi và sớm ban hành các thông tư liên quan hướng dẫn đấu thầu, thông tư về đăng ký thuốc, giá thuốc, hướng dẫn mua sắm trang thiết bị y tế, trong đó có vật tư y tế. Đồng thời rà soát lại toàn bộ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn vướng mắc, ảnh hưởng đến quá trình đấu thầu. Nâng cao năng lực và tính trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến công tác đấu thầu, trong đó có Trung tâm Mua sắm đấu thầu thuốc tập trung Quốc gia, các đơn vị liên quan của Bộ Y tế, các Sở Y tế, các đơn vị khám chữa bệnh, tùy theo từng mức độ. Từ đó, nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác đấu thầu.Phải ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó có các phần mềm quản lý về đấu thầu để theo dõi về công tác đấu thầu, việc thừa thiếu thuốc, trang thiết bị y tế…
Nâng cao năng lực quản trị nhà nước, trong đó có quản lý nhà nước, quản lý giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.Phó giáo sư, Tiến sỹ Đào Xuân Cơ cũng đề nghị cần có các cơ quan liên ngành chịu trách nhiệm về giá, không để các doanh nghiệp tự công bố giá. Điều này nhằm tránh việc họ bắt tay thổi giá, tạo giá không hợp lý. Phó giáo sư, Tiến sỹ Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII, khuyến nghị cần sớm rà soát, kiểm tra, tìm hiểu những điểm vướng mắc trong cơ chế đấu thầu và sử dụng thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế, được coi là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu thuốc hiện nay.Bên cạnh đó, về vấn đề này, báo chí cũng dẫn ý kiến của ông Đào Khánh Tùng, cán bộ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết Nhà nước có thể tiết kiệm đáng kể tiền mua thuốc theo cách thức UNDP đã và đang hỗ trợ các nước.Cụ thể, cứ khoảng 2 năm đơn vị này sẽ tổ chức đấu thầu toàn cầu một lần, sau đó đàm phán với các nhà sản xuất, nhà cung ứng thuốc và vật tư y tế trên toàn thế giới nhằm giúp các nước nghèo và đang phát triển tiếp cận các nguồn cung thuốc generic (thuốc phiên bản), biệt dược và các hàng hóa y tế khác đúng với giá của chúng.
Mục đích của UNDP khi hỗ trợ như vậy là để giảm tối đa các khâu trung gian, tránh tình trạng qua mỗi khâu, giá lại bị đẩy lên, đảm bảo an toàn và minh bạch giá. Điều đó đem lại lợi ích không chỉ cho người bệnh mà còn tiết kiệm được đáng kể cho ngân sách các nước vốn đã eo hẹp./.
- Từ khóa :
- thủ tướng phạm minh chính
- bộ y tế
- vật tư y tế
- giá thuốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Các bộ, ngành, địa phương phối hợp xử lý những vấn đề cấp bách của ngành Y tế
13:10' - 21/08/2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững”.
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật Giám đốc Sở Y tế và Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Phước
12:30' - 19/08/2022
Tại kỳ họp thứ 23, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước đã xem xét kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Quách Ái Đức, Giám đốc Sở Y tế và ông Trương Hữu Nhàn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
-
Chuyển động DN
FPT hợp tác với Thừa Thiên - Huế phát triển y tế thông minh
11:34' - 18/08/2022
Tập đoàn FPT và công ty thành viên đã ký kết hai thỏa thuận hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.