Thúc đẩy liên kết doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI
Trước thềm Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) sẽ diễn ra vào ngày mai 4/7, chiều 3/7 tại Hà Nội, Hội đồng quản trị Liên minh VBF tổ chức buổi họp báo trao đổi với 2 vị Đồng Chủ tịch VBF là ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (Euro Cham) về một số vấn đề liên quan tới hội nhập và nội dung, chương trình nghị sự của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2018.
Chủ đề của diễn đàn lần này là "Liên kết doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hướng tới lợi ích chung" với 3 phiên họp chính, bao gồm: Tiến tới chuỗi giá trị; Giải quyết những thách thức về công nghệ và Phát triển nguồn lực tài chính phục vụ tăng trưởng bền vững. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam là một cơ chế đối thoại liên tục, chặt chẽ giữa Chính phủ Việt Nam với cộng đồng các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nhằm cải thiện các điều kiện kinh doanh cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân, thuận lợi hóa môi trường đầu tư và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam. Theo ông Tomaso, chủ đề mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đặt ra nhiều vấn đề về cơ cấu doanh nghiệp; các doanh nghiệp trong nước thường có quy mô quá nhỏ và quá thiếu kiến thức, cũng như kinh nghiệm trong việc bán sản phẩm cho khách hàng có thị trường toàn cầu hay những sản phẩm chất lượng hàng đầu với giá thành hợp lý...Đó cũng là lý do vì sao đa phần doanh nghiệp FDI hiện đang phải đưa các nhà cung cấp từ bên ngoài vào Việt Nam thay vì đưa các công ty Việt Nam tăng tốc ở nhiều cấp độ. Chính vì thế, các công ty Việt Nam cần có trình độ quản lý cấp quốc tế, hay tập trung nâng cao trình độ quản trị và cần có sự hỗ trợ của các trường đào tạo, các công ty dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ.... mà những điều này lại không thực sự dễ dàng đến được đây bởi những rào cản về pháp lý hiện nay.
Thực tế, nhiều công ty nước ngoài còn quan ngại về những vấn đề liên quan tới bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp hay gần hơn là những hậu quả có thể xảy đến do Luật An ninh mạng mới. Do đó, Chính phủ Việt Nam có thể làm được rất nhiều việc để cải thiện vấn đề này, ông Tomaso nêu rõ. Cùng có chung quan điểm, ông Lộc cho rằng, vấn đề cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh là biện pháp mà Việt Nam luôn có thể chủ động thực hiện, luôn luôn khả thi và ít tốn kém chi phí trong khi hiệu quả lại rất đáng kể, đặc biệt trong thúc đẩy xuất nhập khẩu; tận dụng cơ hội mới về thương mại và đầu tư. Qua tổng hợp của VCCI, mặc dù Chính phủ đã có những biện pháp quyết liệt để cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh nhưng trên thực tế không phải tất cả các bộ, ngành, các địa phương đều có hành động cụ thể và thực chất. Ông Lộc nêu cụ thể, sau 4 năm đưa vào thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế nền tảng để hiện đại hóa và cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng mới chỉ triển khai được 47/245 thủ tục (chiếm 19% tổng số thủ tục xuất nhập khẩu). Trong số 47 thủ tục đã được thực hiện, không ít trường hợp chưa điện tử hóa đồng bộ, thậm chí còn gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp. Hay như về cải cách trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Sau 3 năm thực hiện cải cách, kết quả đạt được chưa đáp ứng được kỳ vọng. Số mặt hàng được loại khỏi diện kiểm tra chuyên ngành chỉ chiếm chưa đầy 6%.Trong số 164 Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành thì có tới 63 danh mục chưa được các bộ, ngành ban hành chính thức, chưa chỉ rõ mã HS từng mặt hàng, hoặc có mã HS nhưng chưa phù hợp... Thời gian cho kiểm tra chuyên ngành trung bình vẫn là 76 giờ/thủ tục, cao hơn đến ba lần so với các nước ASEAN-4.
Còn nữa, ông Lộc nêu rõ, Chính phủ yêu cầu tất cả các bộ, ngành phải cắt giảm, đơn giản hóa 50% các điều kiện kinh doanh.Nhưng cho đến thời điểm này, mới chỉ có Bộ Công Thương đã soạn thảo và trình Chính phủ Nghị định theo yêu cầu. 4 bộ khác là Nông nghiệp, Xây dựng, Tài chính, Y tế đã soạn thảo Nghị định, gửi VCCI lấy ý kiến doanh nghiệp.
Còn lại các bộ khác đang làm gì, làm tới giai đoạn nào, giải pháp cắt giảm có phù hợp không thì doanh nghiệp không được biết, cũng không được tham gia ý kiến.
Từ thực tế này, ông Lộc cho rằng, Chính phủ cần sớm chỉ đạo các bộ, ngành thường xuyên thông tin, tham vấn ý kiến và tập hợp kiến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp; khắc phục tình trạng thanh tra kiểm tra tràn lan; giảm bớt gánh nặng về điều kiện kinh doanh của rất nhiều lĩnh vực, mặt hàng... Cùng với đó, tăng cường cơ chế hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp trong việc thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh việc quyết liệt cải cách thủ tục hành hành chính, cải thiện thủ tục xuất nhập khẩu, thuế, hải quan và kiểm tra chuyên ngành... các bộ, ngành cũng cần tận dụng tối đa cơ hội từ việc rà soát các cam kết và thực thi các hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP chẳng hạn.Điều đó, sẽ tạo nên những đột phá trong cải cách toàn diện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế theo các chuẩn mực mới. Thực sự, sẽ mang lại nhiều cơ hội và triển vọng phát triển cho nền kinh tế Việt Nam trong nay mai./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Thúc đẩy liên kết doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực điện tử
21:02' - 25/06/2018
Ngành điện tử chính là minh chứng cho sự thành công của Việt Nam trong quá trình phát triển cũng như hội nhập.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản tăng cường liên kết sức mạnh
18:08' - 06/05/2018
Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản ngày 6/5 đã tiến hành Đại hội nhiệm kỳ II (2018-2020), với khẩu hiệu "Liên kết sức mạnh doanh nghiệp".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật
09:34'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng 2 Dự án luật và 4 Đề nghị xây dựng Luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông
08:12'
Dự thảo Nghị quyết bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí là: Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; học sinh trung học phổ thông...
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tăng công suất khai thác các mỏ đá phục vụ sân bay Long Thành
19:21' - 21/05/2025
Các đơn vị cần tập trung, nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiến độ dự án, hoàn thành toàn bộ các hạng mục tại sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng
19:11' - 21/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23' - 21/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.