Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Chuyên gia Mỹ hy vọng kết quả tích cực, lâu dài
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội, phóng viên TTXVN tại New York đã phỏng vấn Giáo sư Leon Sigal - Giám đốc Chương trình An ninh hợp tác Đông Bắc Á thuộc Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội của Mỹ, về ý nghĩa cũng như mục đích của sự kiện đang thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới này.
Chương trình do ông Sigal đứng đầu có nhiệm vụ thiết lập cộng đồng an ninh hợp tác ở khu vực Đông Bắc Á, đưa ra các sáng kiến ngoại giao nhằm tiến tới chấm dứt các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Về ý nghĩa của cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Giáo sư Sigal cho rằng sự kiện này là một bước quan trọng đối với Triều Tiên trong tiến trình đàm phán, đồng thời là bước đi đặc biệt quan trọng cả với phía Mỹ.
Giáo sư Sigal nêu rõ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất, diễn ra ở Singapore vào tháng 6/2018, đã đặt ra một số nguyên tắc nhất định, tạo tiền đề để hội nghị lần này đạt được một số thỏa thuận và hành động thực sự.
Vấn đề mấu chốt Triều Tiên mong muốn ở thời điểm hiện tại là có được sự thay đổi căn bản trong quan hệ với Mỹ, gạt bỏ những bất đồng nhiều năm qua để bắt đầu quá trình hòa giải. Việc Tổng thống Mỹ nhất trí ngồi vào bàn đàm phán với nhà lãnh đạo Triều Tiên là tín hiệu rõ ràng cho thấy tiến trình đàm phán đang đi theo hướng mà Bình Nhưỡng mong muốn.
Khi được hỏi về những vấn đề Mỹ và Triều Tiên muốn đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này, Giáo sư Sigal cho biết mục tiêu căn bản đặt ra đối với lần gặp này rất rõ ràng. Đối với Mỹ, việc đạt được cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều tiên là mục tiêu trung tâm trong cả quá trình đàm phán.
Trong khi đó, mục tiêu quan trọng của Triều Tiên là muốn có được cam kết của phía Mỹ trong việc cải thiện quan hệ song phương, đồng thời tiến tới mục tiêu lâu dài là xây dựng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Ông Sigal nêu rõ Triều Tiên muốn thấy Mỹ chấm dứt “chính sách thù địch” đối với họ, hay nói cách khác là gạt qua quá khứ và bắt đầu công cuộc hòa giải.
Giáo sư Sigal cũng cho rằng không ai, kể cả nhà lãnh đạo Kim Jong-un, có thể chắc chắn về khả năng Triều Tiên sẽ hủy bỏ các chương trình hạt nhân của mình ngay sau cuộc gặp thượng đỉnh này.
Tuy nhiên, ông Sigal nhận định việc Triều Tiên đã chuẩn bị dừng sản xuất vũ khí hạt nhân cũng như cam kết của nhà lãnh đạo Kim Jong-un hủy bỏ các cơ sở sản xuất vật liệu phân hạch plutoni và urani (những chất hóa học chế tạo thuốc nổ hạt nhân) là những bước ban đầu hết sức quan trọng để Bình Nhưỡng tiếp tục tuân thủ cam kết đến cùng.
Ông cho rằng những động thái này của lãnh đạo Triều Tiên khiến rất nhiều người theo chủ nghĩa hoài nghi trên thế giới ngạc nhiên, nhất là khi sắp tới cả hai phía Mỹ- Triều đều sẽ tiến hành những bước đi cụ thể trong vấn đề phi hạt nhân hóa.
Cũng theo vị giáo sư từng giảng dạy ở Đại học Columbia, Princeton và Wesleyan (Mỹ), khả năng Mỹ đạt được những kết quả tích cực trong lần đàm phán này là rất cao. Đầu tiên, Triều Tiên có thể sẽ dừng sản xuất vật liệu phân hạch plutoni và uranni.
Quá trình này sẽ được thực hiện với sự giám sát của cơ quan bên ngoài, và cuối cùng Bình Nhưỡng sẽ làm đúng cam kết hủy bỏ các cơ sở sản xuất vật liệu phân hạch này. Trong khi đó, phía Mỹ cũng cho thấy rõ ràng là đã chuẩn bị tiến hành một số bước để cải thiện quan hệ với Triều Tiên, ví dụ như Mỹ đề xuất hai bên cùng lập văn phòng để liên lạc, trao đổi như trước đây đã từng đề xuất để điều phối hợp tác.
Về kinh tế, Mỹ đã sẵn sàng giảm một số lệnh trừng phạt hiện đang áp dụng với Triều Tiên. Giáo sư Sigal bày tỏ tin tưởng Mỹ và Triều Tiên sẽ đặt mục tiêu hòa bình lên bàn hội nghị thượng đỉnh lần này. Đây là cam kết quan trọng trong tiến trình tìm kiếm hòa bình và cũng là mong muốn cốt lõi của phía Triều Tiên.
Giáo sư Sigal nhận định mặc dù có khá nhiều thách thức tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới, nhưng nếu hai bên đạt được cam kết ngừng sản xuất vật liệu phân hạch và sau đó hủy bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất vật liệu phân hạch, thế giới hoàn toàn có thể hài lòng là đã dừng được chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Theo Giáo sư Sigal, nếu Mỹ có thể buộc Triều Tiên ngừng sản xuất tên lửa hạt nhân, đó sẽ là một bước tiến lớn và để làm được như vậy, Mỹ phải đặt hòa bình lên bàn đàm phán đồng thời tiến hành gỡ bỏ một số lệnh cấm vận với Triều tiên và đề xuất một số ý tưởng bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Ông cũng cho rằng đàm phán Mỹ-Triều sẽ mang lại những kết quả thực tế, tích cực và lâu dài./.
>>> Truyền thông Séc đưa tin việc Việt Nam tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
VN luôn ủng hộ và sẵn sàng đóng góp xây dựng nền hòa bình bền vững trên Bán đảo Triều Tiên
11:17' - 23/02/2019
Nếu Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ nhất có ý nghĩa như một sự “phá băng”, thì cuộc gặp lần thứ hai này sẽ nêu những hướng đi cụ thể.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2019: Học giả Hàn Quốc lạc quan về kết quả hội nghị lần 2
09:47' - 23/02/2019
Trao đổi với phóng viên TTXVN trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 tại Hà Nội, nhiều học giả Hàn Quốc đã nhận định khá lạc quan về kết quả của sự kiện chính trị quan trọng này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UAE bác tin cấp thị thực vàng cho nhà đầu tư tiền kỹ thuật số
13:28'
UAE vừa ra tuyên bố chung bác bỏ thông tin lan truyền trên không gian mạng về việc cấp thị thực vàng cho các nhà đầu tư tiền kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đề nghị Mỹ miễn phí nhập cảng đối với tàu chở ô tô
12:26'
Hàn Quốc đã gửi văn bản cho Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ về phí nhập cảng với tàu chở ô tô được đóng tại nước ngoài, nhằm ngăn chặn sự thống trị của ngành đóng tàu và vận tải biển Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo các nước BRICS kêu gọi cải cách các thể chế toàn cầu
12:12'
Tuyên bố chung cảnh báo việc tăng thuế quan sẽ đe dọa đến thương mại toàn cầu, ám chỉ các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump công kích đảng mới của tỷ phú Elon Musk
12:11'
Ngày 6/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích việc đồng minh cũ của mình là ông Elon Musk đứng ra thành lập một đảng chính trị mới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục cảnh báo các nước chưa đạt thỏa thuận thuế quan
07:39'
Giới đầu tư toàn cầu chuẩn bị bước sang tuần có thời hạn chót về đàm phán thuế quan của Mỹ khi quãng thời gian tạm hoãn áp thuế 90 ngày sẽ chính thức hết hạn vào ngày 9/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.