Thương mại Việt Nam - Nhật Bản hướng tới mục tiêu 60 tỷ USD năm 2020
Đặc biệt, chuyến thăm tới đây của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không chỉ có mục đích kỷ niệm quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước mà còn thúc đẩy tầm nhìn chung của tương lai. Điều này cho phép Việt Nam lạc quan về sự tăng trưởng kinh tế vững chắc trong thời gian tới.
Đối tác hàng đầu
Từ Honda, Sony tới các tập đoàn lớn khác liên tục đầu tư như Toyota hay Canon… cho thấy số lượng doanh nghiệp và tập đoàn của Nhật Bản quan tâm tới Việt Nam đang ngày một nhiều hơn cùng quy mô ngày một rộng lớn mạnh. Không chỉ vậy, mối quan hệ về kinh tế giữa hai quốc gia đang mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn trong các lĩnh vực khác.
Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao bước sang năm thứ 44, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển mạnh và năng động nhất. Nhật Bản đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và Việt Nam cũng đã trở thành đối tác quan trọng của Nhật Bản ở Đông Nam Á.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 6 tháng đầu năm 2016 đạt 6,67 tỷ USD; trong đó, hàng dệt may là nhóm hàng chủ lực, đạt kim ngạch lớn nhất xuất khẩu sang Nhật 1,28 tỷ USD, chiếm trên 19% và tăng 4,79%.
Tiếp sau đó là nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng chiếm 13,3%, đạt hơn 885 triệu USD; máy móc, thiết bị chiếm 10,7%, đạt hơn 717 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 7,2%, đạt hơn 479 triệu USD.
Nhận định về quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản, ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho rằng, kim ngạch thương mại Việt Nam - Nhật Bản có thể sẽ đạt tới một tầm cao mới bởi một loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư song phương đã được lãnh đạo hai nước đưa ra bàn thảo và thống nhất.
Theo ông Nguyễn Trung Dũng, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng tăng, kể từ khi hai nước dành cho nhau quy chế thuế suất tối huệ quốc (năm 1999).
Năm 2011, hai năm sau khi Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực, Nhật Bản trở thành thành viên đầu tiên của nhóm 7 nền công nghiệp phát triển nhất (G7) công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ kinh tế bình đẳng giữa hai nước.
Năm 2015, kim ngạch thương mại song phương đạt 28,49 tỷ USD, chiếm 8,7% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Hai nước cũng phấn đấu đến năm 2020 đạt kim ngạch khoảng 60 tỷ USD.
Ngoài ra, cơ cấu hàng hóa của Nhật Bản và Việt Nam mang tính bổ sung, không cạnh tranh. Nhật Bản là nước nhập siêu lớn về thủy sản, mặt hàng công nghiệp tiêu dùng như: dệt may, giày da, thực phẩm chế biến trong khi Việt Nam lại là nước có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về các sản phẩm này. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản máy móc, thiết bị, công nghệ và nguyên liệu cho sản xuất.
Đặc biệt, tại buổi tiếp ngài Kunio Umeda - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam vào giữa tháng 12/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: Quan hệ song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có sự cải thiện nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ không chỉ về kinh tế, thương mại mà còn ở các lĩnh vực khác. Đặc biệt, khi một loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã và đang được ký kết sẽ là lực đẩy tạo ra dòng chảy thương mại giữa các quốc gia và các đối tượng tham gia.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và ngài Đại sứ đã cùng chia sẻ quan điểm hai bên cần tích cực thúc đẩy hợp tác song phương. Theo đó, dựa trên cơ sở rà soát các dự án hợp tác, đánh giá các khuôn khổ hợp tác hiện có giữa hai nước để đưa ra các sáng kiến hợp tác và giải pháp mới, nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Những đề xuất mới có chất lượng và có chiều sâu của cả hai bên sẽ góp phần cho sự thành công của các chuyến thăm lẫn nhau giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian tới.
Nâng cao năng lực
Vụ Thị trường Châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho biết: Mặc dù quan hệ thương mại giữa Việt Nam- Nhật Bản luôn đạt kết quả tăng trưởng cao nhưng số liệu thống kê cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được nhiều từ các lợi thế này.
Đưa ra minh chứng cụ thể, ông Lê An Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á- Thái Bình Dương cho rằng, thị trường Nhật Bản được coi là khai thác tốt cũng mới đạt 40%, khu vực ASEAN chỉ đạt khoảng 20%.
Lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam thu được từ việc thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế (VJEPA) Việt Nam - Nhật Bản và các FTA đã tham gia nói chung trong những năm qua chưa phản ánh được tiềm năng thương mại trong nước.
Theo nội dung FTA Việt Nam - Nhật Bản, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực, ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế.
Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất.
Trong vòng 10 năm, theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
Vì vậy, ông Lê An Hải khuyến cáo các doanh nghiệp cần đầu tư phù hợp để cải thiện năng lực kinh doanh, giám sát tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Cùng với đó, cần tích cực thực hiện công tác xúc tiến thương mại để khai thác tốt hơn tiềm năng từ thị trường Nhật Bản và tận dụng triệt để những thuận lợi các Hiệp định mang lại.
Để tăng cường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào Nhật Bản, các chuyên gia thương mại cho rằng, doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình năng lực hoạt động hiệu quả trong môi trường kinh doanh của kinh tế thị trường.
Do vậy, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cần bắt đầu bằng việc xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh hiệu quả dựa trên việc phân tích và đánh giá đúng những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức, vị thế của doanh nghiệp hiện tại và đích cần đạt tới...
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, thì việc thực hiện một chiến lược marketing xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là điều phải tính đến trước tiên. Đây là điều kiện tiên quyết để xuất khẩu bền vững sang thị trường Nhật Bản cũng là góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới./.
>>> Công ty Nhật Bản sa thải 34 nhân viên, chuyển việc cho máy móc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cam kết gói hỗ trợ trị giá 8,7 tỷ USD dành cho Philippines
21:19' - 12/01/2017
Nhật Bản hiện là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Philippines, chủ yếu trong lĩnh vực điện tử, dịch vụ tài chính và sản xuất ô tô, thông qua các tập đoàn như Toyota, Mitsubishi và Canon.
-
Tài chính
Nhật Bản: Thặng dư tài khoản vãng lai 29 tháng liên tiếp
11:13' - 12/01/2017
Nhật Bản đã ghi nhận thăng dư tài khoản vãng lai 29 tháng liên tiếp, trong bối cảnh nhập khẩu giảm nhiều hơn xuất khẩu do đồng yen mạnh ảnh hưởng đến giá dầu thô.
-
Chuyển động DN
Công ty Nhật Bản sa thải 34 nhân viên, chuyển việc cho máy móc
11:12' - 06/01/2017
Hơn 30 nhân viên của một công ty bảo hiểm ở Nhật Bản đã bị sa thải và bị thay thế bằng một hệ thống trí thông minh nhân tạo (AI).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.