Tiềm lực kinh tế nào đưa Qatar trở thành chủ nhà World Cup 2022?
Nơi đây có North Field, mỏ khí đốt dưới nước lớn nhất thế giới mà Qatar chia sẻ với Iran. Mỏ khí đốt này chiếm khoảng 10% trữ lượng khí đốt tự nhiên được biết đến trên thế giới. Người dân nước này đang được hưởng nhiều quyền lợi và các khoản hỗ trợ hào phóng khi đất nước có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn hàng đầu thế giới.
Dầu khí đã làm cho đất nước khoảng 50 tuổi này trở nên giàu có và có tầm ảnh hưởng lớn. Trong vài thập niên, có khoảng 300.000 công dân Qatar đã bỏ cuộc sống mưu sinh vất vả là đánh cá và mò ngọc trai.Hiện Qatar trở thành điểm trung chuyển quốc tế với Sân bay quốc tế Doha, có hãng hàng không quốc gia Qatar Airways và kênh truyền hình Al Jazeera với tầm ảnh hưởng rộng.
Cuối tháng này, World Cup 2022 sẽ diễn ra tại quốc gia Vùng Vịnh Qatar. Nguồn thu từ dầu khí giúp Qatar có đủ khả năng chi 200 tỷ USD cho World Cup năm nay. Dưới đây là cái nhìn về nền kinh tế của Qatar và cách quốc gia nhỏ bé này có thể chi tiêu nhiều như vậy để đăng cai FIFA World Cup:Tiềm lực kinh tế của Qatar
Qatar từng là làng chài nghèo khó, người dân sống dựa vào đánh bắt cá và mò ngọc trai. Cũng như các nước khác ở Vùng Vịnh, kinh tế của họ khá mong manh. Nhưng đến giữa thế kỷ 20, việc tìm ra dầu mỏ, khí đốt đã thay đổi vĩnh viễn cuộc sống tại bán đảo Arập.
Khi phần lớn thế giới đang đối mặt với suy thoái và lạm phát, Qatar và các nước sản xuất dầu ở Vùng Vịnh lại đang tăng thu nhờ giá năng lượng cao. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Qatar tăng trưởng 3,4% năm nay, hơn gấp hai lần năm 2021. Nước chủ nhà World Cup năm nay là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới. Bất chấp việc mạnh tay chi tiêu để chuẩn bị cho World Cup, quốc gia này vẫn kiếm được nhiều hơn số tiền chi tiêu vào năm 2021, nhờ đó nước này có một khoản thặng dư rất lớn cho năm 2022. Sự giàu có của Qatar có thể sẽ tăng lên khi nước này mở rộng năng lực để có thể xuất khẩu nhiều hơn khí tự nhiên vào năm 2025. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân đầu người tại Qatar năm ngoái là 61.200 USD, còn GDP là gần 180 tỷ USD. Quỹ đầu tư quốc gia của Qatar (QIA) quản lý tài chính cho nước này. Dù đã chi khoản tiền khổng lồ cho World Cup, Qatar vẫn đang thu nhiều hơn chi.Chi tiêu cho World Cup
Theo các tuyên bố chính thức và báo cáo từ Deloitte, Qatar đã chi khoảng 200 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển khác kể từ khi thắng thầu đăng cai World Cup kéo dài trong 5 tuần.
Khoảng 6,5 tỷ USD trong số đó đã được chi để xây dựng tám sân vận động cho giải đấu, bao gồm cả sân vận động Al Janoub do kiến trúc sư nổi tiếng quá cố Zaha Hadid thiết kế. Hàng tỷ USD cũng được chi để xây dựng một tuyến tàu điện ngầm, sân bay mới, đường sá và các cơ sở hạ tầng khác trước các trận đấu. Công ty nghiên cứu Capital Economics có trụ sở tại London cho biết số vé bán ra cho thấy khoảng 1,5 triệu khách du lịch sẽ đến Qatar để xem World Cup. Nếu mỗi người ở lại 10 ngày và chi 500 USD mỗi ngày, số tiền họ thu được từ mỗi khách du lịch sẽ là 5.000 USD. Điều này đồng nghĩa Qatar có thể thu về 7,5 tỷ USD năm nay. Tuy nhiên, một số người hâm mộ có thể bay đến chỉ để xem các trận đấu khi ở gần Dubai và các nơi khác. Người dân Qatar cũng được hưởng nhiều quyền lợi, như không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, làm việc trong chính phủ với mức lương cao, chăm sóc y tế và giáo dục miễn phí. Các đôi vợ chồng mới cưới được hỗ trợ tài chính. Người dân được hỗ trợ mua nhà, nhận các khoản trợ cấp về điện - nước - khí đốt, cũng như tiền lương hưu hào phóng. Lao động từ các nước khác sẽ làm trong lĩnh vực dịch vụ, như tài xế hay trông trẻ. Họ cũng làm các công việc trong ngành xây dựng, giúp tạo nên Qatar hiện đại ngày nay./.>>>Lịch thi đấu lượt trận thứ nhất vòng bảng World Cup 2022
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
WORLD CUP 2022: “Chất xúc tác” cho sự phát triển kinh tế của Qatar
14:13' - 07/11/2022
Ngày 20/11 tới, Qatar sẽ đăng cai Giải Vô địch bóng đá thế giới (World Cup 2022), đánh đấu lần đầu tiên sự kiện thể thao được thế giới mong đợi nhất này diễn ra tại khu vực Trung Đông.
-
Kinh tế và pháp luật
Trước thềm WORLD CUP 2022: Qatar thu giữ 144 chiếc cúp giả
19:01' - 04/11/2022
Trước thềm ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, lực lượng chức năng Qatar đã thu giữ 144 chiếc cúp World Cup 2022 bị làm giả.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông qua luật năng lượng mới
21:15' - 08/11/2024
Ngày 8/11, Trung Quốc đã thông qua luật năng lượng mới nhằm thúc đẩy nỗ lực trung hòa carbon, hướng đến mục tiêu phi carbon hóa nền kinh tế vào năm 2060.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành thép Trung Quốc đối mặt nguy cơ lớn do thuế quan
21:00' - 08/11/2024
Ngành thép Trung Quốc đang phải đối mặt với tác động gián tiếp nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump áp mức thuế quan 60% đối với hàng hóa Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
CPC: Temu vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng của EU
20:59' - 08/11/2024
Theo Mạng lưới Hợp tác bảo vệ người tiêu dùng (CPC), một số hoạt động kinh doanh của Temu đã vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng của Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2024: Vượt qua thách thức, hướng tới thịnh vượng chung
18:59' - 08/11/2024
Tháng 11/2024, các nhà lãnh đạo APEC sẽ hội tụ tại Lima, Peru để thảo luận về những thách thức và cơ hội định hình tương lai khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và EU tham vấn giải quyết vấn đề chống trợ cấp xe điện
08:17' - 08/11/2024
Nhóm chuyên gia của EU đã đến Bắc Kinh để tiến hành tham vấn chuyên sâu nhằm giải quyết vấn đề chống trợ cấp xe điện.
-
Kinh tế Thế giới
Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ tác động thế nào đến kinh tế Indonesia?
08:12' - 08/11/2024
Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ đã dẫn tới dự báo cho rằng chính sách thương mại trong thời gian tới của Mỹ có thể tác động bất lợi đối với kinh tế Indonesia.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bổ nhiệm Chánh Văn phòng Nhà Trắng
07:47' - 08/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, ngày 7/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã bổ nhiệm bà Susie Wiles làm Chánh Văn phòng Nhà Trắng cho nhiệm kỳ thứ 2 bắt đầu từ ngày 20/1/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Argentina: Xuất khẩu thịt bò đạt kỷ lục trong vòng 57 năm
07:36' - 08/11/2024
Ngày 7/11, Chính phủ Argentina cho biết xuất khẩu thịt bò của nước này trong giai đoạn từ tháng 1-9/2024 đạt mức kỷ lục trong vòng 57 năm trở lại đây với gần 700.000 tấn.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi Fed giảm lãi suất lần thứ hai liên tiếp
03:58' - 08/11/2024
Ngày 7/11, các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất lần thứ hai liên tiếp.