Tiến đến xanh hóa cảng biển
Cảng biển là cửa ngõ quan trọng để hàng hóa và dịch vụ được vận chuyển đi toàn thế giới. Thế nhưng, cảng biển cũng là một trong những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, xanh hóa cảng biển nhằm cân bằng giữa sự biến động môi trường và nhu cầu phát triển kinh tế đang là xu hướng mà nhiều cảng biển trên thế giới; trong đó, có Việt Nam đang lên lộ trình triển khai.
Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng trong quá trình triển khai xanh hóa cảng biển bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì nhiều rào cản cũng cần sớm được tháo gỡ.
Lợi ích xanh hóa cảng biển
Cục Hàng hải Việt Nam đã công bố tiêu chuẩn cơ sở về tiêu chí cảng xanh để các doanh nghiệp tự có lộ trình chuyển đổi phù hợp, cũng như tạo ra tư duy mới trong hoạt động vận hành, khai thác cảng biển. Đây là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp triển khai việc xanh hóa cảng biển.
Với tiêu chí cảng xanh đã được Cục Hàng hải Việt Nam công bố, để được công nhận là cảng xanh, các cảng phải đáp ứng nhiều tiêu chí từ việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời...), sử dụng nhiên liệu LNG, hydro, amoniac...
Cảng cũng có thể sử dụng các thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng lượng; tối ưu hóa các chuỗi vận hành khai thác; thanh toán trực tuyến, chứng từ điện tử…
Là một cảng tiên phong nắm bắt xu hướng xanh hóa, Tân cảng Cát Lái tại Tp. Hồ Chí Minh là cảng đầu tiên của Việt Nam được Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) công nhận là cảng xanh vì đạt các tiêu chí của Chương trình Hệ thống cảng xanh (GPAS) vào năm 2018.
Tới năm 2021, cảng quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT) cũng đón giải thưởng Cảng xanh 2020 do Hội đồng mạng lưới dịch vụ Cảng APEC (APSN) trao tặng.
Các cảng này đã đầu tư cải tạo trang thiết bị, chuyển từ chạy dầu sang sử dụng điện hoặc các nhiên liệu sạch cho cần cẩu, xe chạy trong cảng. Đồng thời, xây dựng được những giải pháp giảm bụi trong không khí, giảm tiếng ồn như sử dụng sà lan để vận chuyển hàng thay vì xe container.
Có thể thấy, mô hình cảng xanh, cảng thông minh đang là lựa chọn trong bước chuyển mình của nhiều doanh nghiệp. Bởi lẽ, ứng dụng công nghệ thông tin cũng góp phần không nhỏ trong kiểm soát sử dụng năng lượng và tối ưu hóa năng suất vận hành, tiết kiệm nhiên liệu.
Từ năm 2022, cảng Quy Nhơn cũng chuyển sang mô hình cảng biển điện tử Eport để giúp khách hàng cập nhật tình trạng dữ liệu tàu, hàng hóa thực tế 24/7. Cảng cũng hoán cải hai cẩu QC từ cẩu sử dụng dầu diesel sang sử dụng điện để tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.Theo ông Hồ Liên Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn, việc chuyển sang mô hình cảng điện tử giúp khách hàng không phải đến cảng làm thủ tục trực tiếp như trước, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, góp phần giảm lượng khí thải carbon từ phương tiện vận tải. Kể từ khi chuyển sang mô hình cảng thông minh, năng lực của cảng Quy Nhơn ngày càng tăng.
Trước đây, cảng mất khoảng 5 ngày để giải phóng một tàu hàng tổng hợp 50.000 tấn. Thế nhưng từ khi sử dụng các thiết bị bằng điện, thời gian chỉ còn 2,5 ngày. Năng suất làm hàng tăng từ 10 - 20%, đặc biệt, chi phí vận hành cũng giảm đáng kể.
“Cẩu sử dụng dầu DO khi bốc một mã hàng sẽ mất gần 1 lít dầu, tương ứng 20.000 đồng, nhưng khi sử dụng cẩu điện sẽ chỉ tốn khoảng 3.000 đồng. Ngoài ra, các thiết bị, vật tư sử dụng điện cũng ít bị hao mòn và nếu sửa chữa cũng rẻ hơn thiết bị dùng diesel”, ông Hồ Liên Nam phân tích.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thu Thảo, Công ty cổ phần Gemadept (chủ đầu tư cảng Gemalink và cảng Nam Đình Vũ nhận định: Thông qua việc phát triển cảng xanh, ứng dụng công nghệ, phần mềm tiên tiến và đầu tư trang thiết bị hiện đại sẽ giúp các cảng tăng năng lực thông qua với công suất thực tế có thể tăng tối thiểu 20% và tiết kiệm chi phí giấy tờ. Cùng đó, tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng xu hướng tiêu chuẩn xanh toàn cầu và góp phần tạo động lực thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Nhiều thách thức
Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP 26 diễn ra vào tháng 7/2022 tại Scotland (Anh), 22 quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản... đã cùng ký vào Tuyên bố Clydebank thông báo thiết lập các tuyến vận tải không phát thải (hành lang xanh). Mục tiêu đến năm 2025, thiết lập ít nhất 6 tuyến hành lang vận tải biển xanh kết nối giữa các cảng.
Đánh giá đây là sức ép để các doanh nghiệp cảng biển tại Việt Nam buộc phải đi theo xu hướng của thế giới, song Phó chủ tịch Hiệp hội cảng biển Việt Nam Trần Khánh Hoàng cho rằng, chính các doanh nghiệp cũng được hưởng nhiều lợi thế và cơ hội khi xanh hóa cảng. Bởi thực tế, việc đầu tư trang thiết bị không chỉ để xanh, còn giải quyết bài toán tăng năng lực. Cảng có công suất tốt, năng suất cao sẽ có thế mạnh cạnh tranh cao so với các cảng nhỏ, đầu tư manh mún.
Các cảng này đã đầu tư cải tạo trang thiết bị, chuyển từ chạy dầu sang sử dụng điện hoặc các nhiên liệu sạch như LNG cho cần cẩu, xe chạy trong cảng; xây dựng được những giải pháp giảm bụi trong không khí, giảm tiếng ồn như sử dụng sà lan để vận chuyển hàng thay vì xe container.
Cùng đó, cây xanh cũng được trồng dọc tuyến bến tàu và đường giao thông nội bộ để cải thiện môi trường không khí, xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, đặc biệt tại các cơ sở sửa chữa trang thiết bị và container…
Nhận định vấn đề tài chính là rào cản lớn nhất trong xây dựng mô hình cảng xanh, ông Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng cho biết: Với các cảng biển đã đầu tư xây dựng, khai thác từ nhiều năm trước đây, có dây chuyền bốc xếp lạc hậu. Muốn phát triển cảng xanh cần phải thay thế dây chuyền bốc xếp hiện đại hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, tốt cho môi trường…
“Đó là chưa kể, phát triển cảng xanh cũng cần đồng hành phát triển cảng thông minh, đô thị xanh, thông minh; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào vận hành và quản lý cảng... Cùng với đó là việc xanh hóa các phương thức kết nối với cảng để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường. Điều này đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn”, ông Nguyễn Anh Vũ nhìn nhận.
Cũng theo ông Nguyễn Anh Vũ, hiện nhà nước chưa có các cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp để thực hiện chuyển đổi sang năng lượng xanh, còn các doanh nghiệp chưa ước tính được tổng kinh phí cho việc này.
Đại diện Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng thừa nhận, khi chuyển đổi mô hình sang cảng thông minh, việc đầu tư các trang thiết bị điện tử khá tốn kém. Vốn đầu tư vô cùng quan trọng nên không dễ để các doanh nghiệp có thể đầu tư các trang thiết bị hiện đại.Dù các cảng biển đã có những sự chuẩn bị nhất định trong việc phát triển theo mô hình cảng xanh, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc xanh hóa cảng biển còn gặp khó khăn do việc đầu tư cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố trong hoạt động hàng hải tại các cảng biển còn hạn chế, do đòi hỏi nguồn kinh phí lớn.
Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thừa nhận: Để thực hiện theo những tiêu chí cảng xanh tốn nhiều công sức và chi phí. Tuy nhiên, lĩnh vực hàng hải có lợi thế là tham gia nhiều Công ước quốc tế nên thực tế các tiêu chuẩn hầu như đã theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, cơ quan quản lý bước đầu chỉ khuyến khích các đơn vị chuyển đổi phương tiện tại các cảng đầu tư mới, khuyến khích các phương tiện sử dụng năng lượng xanh…
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung 14 cảng dầu khí ngoài khơi thuộc cảng biển Việt Nam
15:10' - 21/11/2023
Danh mục mới về hệ thống cảng biển Việt Nam được bổ sung 14 cảng dầu khí ngoài khơi thuộc cảng biển Việt Nam. Bên cạnh đó, còn chia các bến cảng theo từng địa phương thay vì từng khu vực...
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh tăng năng lực cho hệ thống cảng biển
15:05' - 14/11/2023
Trên quan điểm xã hội hóa nguồn lực đầu tư các cảng, tỉnh Quảng Ninh đã huy động được nhiều nhà đầu tư đến đầu tư xây dựng, phát triển dịch vụ sau cảng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Đầu tư công: Bổ sung quy định chi phí chuẩn bị giải phóng mặt bằng
19:40' - 02/05/2025
Dù đã nỗ lực tháo gỡ, nhưng theo phản ánh của nhiều địa phương, giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc nổi cộm ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư công
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài cuối: Sức bật từ hạ tầng
18:41' - 02/05/2025
Một loạt siêu dự án được TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị khởi công sẽ tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói riêng, khu vực phía Nam và cả nước nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 2: Kỳ vọng từ Trung tâm tài chính quốc tế
18:21' - 02/05/2025
Việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tạo lập cực tăng trưởng mới trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính sắp tới.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 1: Từ “xé rào” đến “đầu tàu” kinh tế
18:20' - 02/05/2025
Với tinh thần chủ động sáng tạo từ cơ sở, “làm cho sản xuất bung ra”, TP. Hồ Chí Minh đã tạo ra những "bước đột phá đầu tiên" của quá trình đổi mới, từng bước trở thành “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI góp phần bứt phá tăng trưởng kinh tế
14:30' - 02/05/2025
Việc khai thác hiệu quả các nguồn lực; trong đó, có nguồn vốn FDI sẽ giúp đất nước tăng tốc, bứt phá cho giai đoạn tiếp theo đạt mục tiêu đề ra là tăng trưởng 2 con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga
12:31' - 02/05/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh
11:09' - 02/05/2025
Với khát vọng vươn tầm, Hải Phòng đang hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số logistics để nắm bắt cơ hội phát triển
10:07' - 02/05/2025
Chuyển đổi số đang là xu hướng không thể đảo ngược với mọi lĩnh vực; trong đó, có ngành logistics.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Giám đốc NIC: Tạo vốn mồi đầu tư mạo hiểm
08:00' - 02/05/2025
Việt Nam vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách và ưu đãi đủ mạnh để thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo bền vững.